Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ
9
vận động xem nghe nói động, hay xem hay nghe
hay nói hay động, thảy đều là vọng. Bảo rằng :
“Phật chỉ nhận được hay xem nói động chính là
tánh”, đâu không phải là ngu ? Cái hay xem hay
nghe hay nói hay động, gọi nó chẳng phải tánh thì
không được. Bảo rằng Phật nói “Tánh thanh tịnh
lóng lặng tròn sáng chỉ tại xem nghe nói động mà
được tên” lại có lẽ phải ư ?
Phàm nói tánh là Như Lai hội một tánh vào một
tông chung. Nói lý là Như Lai nói muôn lý nơi sự
vật. Lý rất rộng rãi, ngang trùm pháp giới. Lý rất
tinh vi, chia chẻ một mũi nhọn cũng khó chen vào.
Nhị thừa phá kiến hoặc tư hoặc, tột lý vẫn còn thô.
Bồ-tát phá vô minh, cùng lý rất tinh. Bậc Đẳng giác
còn một phần vô minh chưa phá, thì lý còn có ngại.
Vào bậc Diệu giác, về sau một chân thấu tột, muôn
dặm rỗng suốt mà nói chẳng nhận được chữ lýù đó
là lời gì. Phàm lý có tự nhiên, an bài đã cách xa. Lý
có mỗi nơi, vùa gom tức trái. Chẳng an bài mà có,
chẳng vùa gom mà hợp, đây là Phật lý rất chí diệu.
*
Trí tuệ chuyển hóa làm thức thần. Tri kiến càng
nhiều thì tánh linh càng mờ. Mặc người nói lý khúc
chiết, ngữ ngôn vi diệu, trọn là ở trong nhà quỉ tìm
kế sống, trêu đùa tinh hồn. Đâu biết dẹp hết danh
ngôn, quét sạch nghĩa lý, đem tất cả cội gốc lý lẽ
bình nhật, một lúc lật đổ hết sạch, mà trung gian chỉ
biết huân quán Bát-nhã, lặng lẽ tỉnh táo bỗng nhiên
như luồng điện chớp, hoa sen chợt nở, gọi là đại
ngộ. Bởi vì câu thoại đầu của nhà thiền chánh diệu,
chính không có ý vị, bỏ phân biệt được tự tại,
chuyển thức thần thành Bát-nhã. Cần biết, Lục Tổ
là người tiều phu, không biết một chữ mà được
chứng ngộ. A-nan là người đa văn tổng trì, do đa
văn quét sạch, sau mới ngộ chân không, bởi có lý
do vậy.
*
Luận rằng : “Phật chỉ nhận được nhân tâm, không
nói đến đạo tâm”. Đâu biết chỗ Phật rất quở trách
là nhân tâm, chỗ rất tu là đạo tâm. Có thiện không
ác là đạo Phật tâm thì các ác sạch hết muôn thiện
đồng về. Có tịnh không nhiễm là đạo Phật tâm thì
một mảy bụi không dính, muôn đức tròn sạch. Có
thể có dụng, ấy là đạo Phật tâm thì lặng mà thường
soi, soi mà thường lặng. Lấy không trụ tánh tướng
làm tông, lấy sự lý vô ngại làm nguyên tắc, Phật
toàn là giác, giác toàn là đạo. Nhân tâm gọi là thức
thần, gọi là pháp nhiễm, là sáu căn vọng dụng, là
tám thức thịnh hành, là cội gốc sanh tử, là hạt
giống trong tam đồ. Sở dĩ Phật chuyên cần tu hành
vì trừ riêng tâm này. Bảo rằng : “Phật chỉ nhận
được nhân tâm”, thật là không biết Phật đó vậy.
*
Phật nói không niệm, là không vọng niệm, chánh
niệm chẳng dẹp bỏ, trí Bát-nhã hiện còn. Ngoại đạo
nói không tưởng, chánh niệm bị dẹp bỏ, không có
trí Bát-nhã huân quán vậy.
*
- Định hay sanh tuệ, tuệ cũng hay sanh định chăng ?
- Tuệ sanh định lại nhanh hơn định sanh tuệ. Định
sanh tuệ như nước lóng đứng các vật thảy soi hình.
Tuệ sanh định như ánh sáng ngọn đèn, một phen
thắp lên thì tối tăm liền hết. Diệu Hỷ nói : “Người
nói tĩnh (lặng) rồi mới ngộ, ta nói ngộ rồi mới tĩnh
(lặng). Khi chưa ngộ thì tâm thức lăng xăng, khi
ngộ rồi mới khằn niêm một chỗ”.
*
- Vô tình là Phật chăng ?
- Vô tình là Phật.
- Người chết lẽ ưng là Phật ?
- Nói vô tình là vô phàm tình, chẳng phải vô Thánh
tình.
- Sao gọi là Thánh tình ? Sao gọi là phàm tình ?
- Không phân biệt phải quấy, đối trên tất cả cảnh,
tất cả pháp, chẳng chấp chẳng trước, ấy gọi là
Thánh tình. Có phân biệt phải quấy, đối trên tất cả
cảnh sanh chấp trước, ấy gọi là phàm tình. Không
phàm tình, có Thánh tình, có tình mà cũng vô tình
vậy.
D