THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 51

Toạ Thiền Dụng Tâm Ký

1

TIỂU SỬ

Thiền sư Oánh Sơn là Tổ khai sơn chùa
Tổng Trì núi Chư Nhạc, là cháu nối pháp đời thứ tư
của Thiền sư Đạo Nguyên khai Tổ tông Tào Động
ở Nhật Bản. Sư tục danh là Thiệu Cẩn, họ Đằng
Nguyên, hiệu Oánh Sơn, sanh ngày mùng 8 tháng
10 niên hiệu Văn Vĩnh thứ năm. Thuở nhỏ, Sư có
tư cách lạ thường, lớn lên không thích ở trần tục.
Năm mười ba tuổi, Sư xuất gia với Hòa thượng Cô
Vân chùa Vĩnh Bình. Năm ấy, Hòa thượng Cô Vân
khuyên Sư y chỉ với Thiền sư Triệt Thông Nghĩa
Giới. Năm 18 tuổi, Sư bắt đầu đi du phương, trước
nương học với Thiền sư Tịch Viên, kế tham học với
các ngài Bảo Giác chùa Vạn Thọ, Huệ Hiểu chùa
Bạch Vân v.v... sau học tông Thiên Thai với ngài
Duệ Sơn, tham cứu diệu chỉ thiền môn với Quốc sư
Pháp Đăng, song Sư vẫn chưa thấy đủ, Sư trở về
hầu hạ Thiền sư Nghĩa Giới, ngày đêm tham vấn
không biết mệt mỏi. Một hôm Thiền sư Nghĩa Giới
thượng đường nói câu “Bình thường tâm thị đạo”,
nghe qua Sư hoát nhiên triệt ngộ, lúc ấy hai mươi
bảy tuổi. Năm sau, Sư vào thất đắc pháp nơi Thiền
sư Nghĩa Giới.

Từ đây về sau, Sư chuyên cần hóa đạo,

khai sáng chùa Thành Mãn ở A Ba, chùa Tổng Trì,
chùa Vĩnh Quang ở Năng Đăng (Đông Kinh), chùa
Tịnh Trụ ở Gia Hạ. Sau Sư trụ trì chùa Đại Thừa ở
Gia Hạ, chấn hưng tông phong. Niên hiệu Nguyên
Hưởng năm đầu vào mùa thu, Đề Hồ Thiên Hoàng
hâm mộ danh đức của Sư, xin giải mười điều nghi
vấn, Sư tấu đáp rành rẽ, vua rất đẹp ý ban thưởng
tử y. Tháng 9, vua sắc tứ ba chữ lớn Tổng Trì Tự
và đặc thăng Sư Nhất Đẳng Tăng Cang tại chùa
Đại Quan.

Hai

năm sau, Sư vâng lệnh vua tổ chức

đạo tràng xuất thế cho tông Tào Động, được vua
ban thưởng tử y. Sư truyền pháp tịch cho môn đệ
là Nga Sơn Thiệu Thạc, rồi lui về chùa Vĩnh Quang.

Niên

hiệu Chánh Trung năm thứ hai vào

tháng 8, Sư có chút bệnh. Ngày 15, Sư sai thị giả
tập họp đồ chúng để dặn bảo. Dặn bảo xong, Sư
cầm viết biên bài kệ rồi ngồi kiết già thị tịch. Kệ
rằng :

Tự canh tự chủng nhàn điền địa,

Kỷ độ mại lai, mãi khứ tân,

hạn linh miêu phiền mậu xứ,

Pháp

đường thượng kiến sáp thiêu nhân.

Dịch:

Mảnh đất an nhàn tự gieo trồng,

Buôn qua bán lại biết bao lần,

Mầm linh nảy nở khôn cùng tận,

Cày

cấy vẫn còn trên pháp đường.

Sư thọ năm mươi tám tuổi, được bốn mươi

sáu tuổi đạo, linh cốt chia bốn chùa Đại Thừa, Vĩnh
Quang, Tịnh Trụ, Tổng Trì xây tháp thờ phụng.

Đệ tử nối pháp của Sư là Minh Phong, Nga

Sơn, Vô Nhai, Khổn Am, Cô Phong, Trân Sơn v.v...

Ngoài tác phẩm Tọa Thiền Dụng Tâm Ký,

Sư còn trước tác Truyền Quang Lục, Oánh Sơn
Thanh Quy, Tam Căn Tọa Thiền Thuyết, Tín Tâm
Minh Niêm Đề v.v...

Về sau, Thôn Thượng Thiên Hoàng khen

ngợi công lao Sư, ban hiệu “Phật Tử Thiền sư”,
Đào Viên Thiên Hoàng ban hiệu “Hoằng Đức Viên
Minh Quốc sư”. Minh Trị Thiên Hoàng lại ban hiệu
“Thường Tế Đại sư” và tông Tào Động sau này gọi
Sư là Thái Tổ.

TỌA THIỀN DỤNG TÂM KÝ

Quốc sư Viên Minh hiệu Oánh Sơn
ở Chùa Tổng Trì Tuyển

Phàm tọa thiền thẳng khiến người mở sáng
tâm địa, an trụ chỗ bổn phận. Chỗ ấy gọi là “bản lai
diện mục” (mặt thật xưa nay), cũng gọi là “bản địa
phong quang” (chỗ đất mát mẻ sáng suốt). Thân
tâm đều quên mất, ngồi nằm đồng xa lìa. Cho nên
không nghĩ thiện, không nghĩ ác, siêu cả phàm
thánh, vượt khỏi xét bàn của mê ngộ, rời bờ mé
Phật và chúng sanh. Thế nên, bỏ hết muôn việc,
buông sạch các duyên, tất cả không làm, sáu căn
không tạo tác. Cái ấy là cái gì? – Chưa từng biết
tên, không phải thân, không phải tâm, muốn suy
nghĩ thì suy nghĩ bặt, muốn nói năng thì nói năng
cùng, như ngu như ngây, núi cao không bày đảnh,
biển sâu không thấy đáy không đối duyên mà
chiếu. Mắt sáng ngó xuyên cả mây, không suy nghĩ
mà thông, biết khắp mà không nói, ngồi trong trời
đất riêng bày toàn thân, không phải chỗ suy tính
của đại nhân, lặng lẽ tợ hồ người chết. Không có
cái gì che lấp được mắt, không một mảy bụi dính
được chân, thì chỗ nào có bụi bặm ? Vật gì làm
chướng ngại ? Nước trong vốn không trên dưới, hư
không trọn không trong ngoài, trong trẻo sáng suốt,
tự chiếu thần diệu, sắc không chưa phân, cảnh trí
đâu lập, từ xưa đến nay chung ở đã nhiều kiếp mà
không có tên. Đức Tam Tổ gọi là tâm, ngài Long
Thọ gọi là thân. Nó biểu hiện tánh, tướng và thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.