THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 52

Toạ Thiền Dụng Tâm Ký

2

của chư Phật. Tướng mặt trăng tròn sáng này
không thiếu khuyết, không dư thừa. Tức tâm này là
Phật, tự mình sáng chiếu thấu xưa suốt nay, được
cái biến tướng của ngài Long Thọ, thành Tam-muội
của chư Phật. Tâm vốn không hai tướng, thân lại
có hình tướng khác. Duy tâm hay duy thân, không
nói khác hay đồng. Tâm biến thành thân, thân hiện
bày tướng phần của tâm. Một lượn sóng vừa khởi
muôn lượn sóng tiếp dậy, tâm thức vừa khởi muôn
pháp đua nhau sanh. Bởi thế, tứ đại ngũ uẩn hòa
hợp, tứ chi ngũ căn hiện thành, cho đến ba mươi
sáu vật, mười hai nhân duyên tạo tác đổi dời lần
lượt tiếp nối, chỉ do các pháp hợp thành mà có. Sở
dĩ tâm như nước biển, thân như sóng mòi, ngoài
nước biển không có một lượn sóng, ngoài sóng mòi
không có một giọt nước. Nước và sóng không
riêng, động và tịnh không khác. Cho nên nói : “Chết
sống đến đi người chân thật, tứ đại ngũ uẩn thân
không hoại”.

Nay tọa thiền chính là vào biển Phật tánh,
tức là nêu bày cái thể chư Phật, cái diệu tịnh minh
tâm saün có chóng hiện tiền. Một phần sáng suốt
xưa nay được hoàn toàn viên chiếu. Nước biển
không thêm bớt, sóng mòi cũng không lui sụt. Chư
Phật vì một đại sự nhân duyên xuất hiện ra đời là
chỉ thẳng chúng sanh khai thị ngộ nhập tri kiến
Phật, mà có diệu thuật tịch tĩnh vô lậu đó là tọa
thiền. Tọa thiền tức là cái Tam-muội chư Phật tự
thọ dụng, cũng gọi là Tam-muội vua Tam-muội.
Nếu một khi an trụ trong Tam-muội này, liền mở
sáng tâm địa, khéo biết cửa chánh vào Phật đạo.

Người muốn mở sáng tâm địa phải buông bỏ
những cái hiểu biết tạp nhạp, ném quăng cả thế
pháp và Phật pháp, chặt đứt tất cả vọng tình, hiện
thành một tâm chân thật, mây mê mờ quét sạch thì
mặt trăng tâm mới sáng soi. Phật nói : “Nghe (văn),
suy nghĩ (tư) như ở ngoài cửa, tọa thiền chính là
trở về ngồi an ổn trong nhà”. Thật vậy, nếu nghe
suy nghĩ các kiến giải chưa dứt, tâm địa còn ràng
buộc, cho nên như ở ngoài cửa; chỉ có tọa thiền bỏ
hết tất cả không còn chỗ nào chẳng thông, nên tợ
người trở về ngồi an ổn trong nhà. Ngũ cái phiền
não là từ vô minh khởi, vô minh là không rõ biết
mình, mà tọa thiền là rõ biết mình. Mặc dù đoạn
ngũ cái mà chưa đoạn vô minh không phải là Phật
Tổ; nếu muốn đoạn vô minh, tu tập tọa thiền là bí
quyết. Cổ nhân nói : “Vọng dứt thì tịch sanh, tịch
sanh thì trí hiện, trí hiện thì thấy chân”. Nếu muốn
diệt tận vọng tâm, phải thôi nghĩ thiện ác, lại tất cả
công việc đều buông bỏ hết, tâm không nghĩ, thân
không việc, ấy là chỗ dụng tâm bậc nhất vậy.

Khi các vọng duyên hết thì vọng tâm cũng
theo đó mà diệt. Vọng tâm nếu diệt thì cái thể bất
biến hiện bày, rõ ràng thường biết, không phải
pháp tịch diệt, không phải pháp động tác. Song, các
thứ kỹ nghệ, pháp thuật, thuốc thang, bói tướng
đều phải xa lìa, huống là những việc ca, múa, kỹ

nhạc, tranh cãi, cười giỡn, danh tướng, lợi dưỡng
ắt không nên gần. Những thứ văn thơ thi phú, tuy
nó là nhân duyên tịnh tâm, nhưng chớ ham tạo tác.
Văn chương bút nghiên đều ném đi không dùng. Ấy
là lối bậc nhất của người hành đạo, là pháp thiết
yếu của người điều tâm.

Y phục đẹp và dơ đều không nên mặc. Mặc y
phục đẹp thì sanh tham, lại sợ trộm cướp, cho nên
là chướng nạn của người hành đạo. Nếu đủ nhân
duyên có, hoặc được người cúng dường mà không
thọ dụng, đó là cái nếp đẹp của xưa nay. Giả sử đã
saün có thì chớ quan tâm, trộm cướp có lấy cũng
không tìm kiếm hối tiếc. Y phục dơ và cũ phải giặt
sạch vá lành rồi sẽ mặc. Không giặt sạch đất mồ
hôi đóng mà mặc thì thân phát bệnh lạnh, lại là
nhân duyên chướng đạo. Tuy nhiên không cần thân
mạng, nhưng mặc không đủ, ăn không đủ, ngủ
không đủ, ba việc ấy không đủ đều là nhân duyên
lui sụt. Tất cả thức ăn, vật sống, vật cứng, vật tổn
hại, vật ô uế đều không nên ăn; nếu ăn ruột kêu,
thân tâm nóng nảy, ngồi thiền bứt rứt. Tất cả thức
ăn ngon không nên ưa thích, không những thân
tâm phiền loạn, mà lại niệm tham khó dứt. Ăn chỉ
để sống không nên đắm mê mùi vị. Nếu ăn no ngồi
thiền liền là nhân duyên phát bệnh. Sau bữa ăn
không nên ngồi liền, đợi qua một lúc rồi sẽ ngồi.
Phàm Tỳ-kheo ắt phải ăn có chừng mực tiết độ. Ăn
có chừng mực tiết độ là ăn có phần hạn. Trong ba
phần chỉ ăn hai phần còn dư một phần. Tất cả
thuốc phong, mè, khoai mài v.v... nên thường uống.
Đó là yếu thuật điều thân vậy.

Khi tọa thiền không nên nương dựa tường,
vách, ghế và đồ ngăn che, lại không nên ngồi chỗ
gió mạnh, chỗ cao trống, các thứ đó đều là nhân
duyên phát bệnh. Nếu khi ngồi thân hoặc như
nóng, lạnh, nhám, trơn, cứng, mềm, nặng, nhẹ,
hoặc biết kinh sợ đều là do hơi thở không điều hòa.
Phương pháp điều hòa hơi thở, tạm hả miệng ra
tùy hơi thở dài cho ra dài, hơi thở ngắn cho ra
ngắn, dần dần điều nó, hơi hơi theo nó, khi những
cái xúc chạm đến tự nhiên điều hòa, sau rồi lỗ mũi
thong thả thở.

Nếu tâm hoặc như trầm, phù, mê, lanh, hoặc
trông thấy ngoài thất, hoặc thấy trong thân, hoặc
thấy thân Phật, thân Bồ-tát, hoặc khởi hiểu biết,
hoặc rành rõ Kinh Luận, những thứ kỳ dị, những
tướng lạ lùng v.v... thảy đều là bệnh do niệm và hơi
thở không điều hòa. Nếu khi bị bệnh, ngồi an tâm
trên hai bàn chân. Nếu khi tâm hôn trầm, an tâm
trên mé tóc, hoặc giữa chặng mày. Nếu khi tâm tán
loạn, an tâm tại chót mũi, hoặc tại đơn điền. Lúc
bình thường tọa thiền an tâm trong lòng bàn tay
trái. Nếu tọa thiền đã thuần thục không cần an tâm
mà tâm vẫn không tán loạn. Lại những loại sách gia
huấn của cổ nhân tuy chiếu sáng lòng người,
nhưng không nên xem nhiều, viết nhiều và học
nhiều vì đều là nhân duyên loạn tâm.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.