THIỀN ĐỐN NGỘ - Trang 49

Truyền Gia Bảo Thiền Tông Trực Chỉ

8

mà cũng hay muôn, lấy muôn làm một, đó là thần.
Thế là, tâm hay quán tâm.

Phàm muốn tâm được tịnh, bỏ nhiễm thì được tịnh.
Cái gì hay làm thế ? Tâm vậy. Gọi đó là “đem tâm
quán tâm” thì được, gọi đó là “đem tâm cầu tâm”
cũng được, gọi đó là “lấy tâm dụng tâm” thì không
được. Nếu nói : “lấy tâm quán tâm là hai tâm” thì
đem tâm giác trăm vật, tức phải là trăm tâm vậy.

Luận giả bảo : “Người học Phật chỉ chú trọng
hướng nội, còn nghĩa bên ngoài thì chưa được
nghe”. Người học Phật chú trọng hướng nội là phải.
Bởi vì người học Phật dùng Chỉ dứt tâm lăng xăng,
gọi là lặng lẽ; dùng Quán để trừ mờ tối, gọi là tỉnh
táo. Chỉ mà thường Quán thì Chỉ không phải vô ký.
Quán mà thường Chỉ thì Quán không phải loạn
tưởng. Định như quả đất tám gió thổi chẳng động.
Tuệ như mặt trăng sáng soi khắp vạn vật không sót.
Lấy tuệ làm định thì thể định trong sáng. Lấy định
làm tuệ thì dụng tuệ lặng lẽ. Chỉ Quán làm nhân,
Định Tuệ làm nghiệp. Công do trước giữ giới luật,
oai nghi thanh tịnh; chú trọng do hướng nội, có thể
nói rất thích hợp với Nho giáo.

Song, thân tâm đều kiện toàn, hạnh giải được
tương ưng. Bên trong tu trí quán, bên ngoài oai
nghi nghiêm chỉnh. Bố-tát yết-ma (Bố-tát là họp
chúng tụng giới và chỉ lỗi cho những người có
phạm sám hối. Yết-ma là hòa hợp chúng để tuyên
bố một việc gì, nếu toàn chúng đều ưng thuận mới
được làm.) là tôn trọng pháp tắc của Phật để lại.
Sáu độ muôn hạnh là trang nghiêm Phật sự. Nói
không sát, làm thương hại các loài bò bay máy cựa
là phạm tội sát. Nói không trộm, mũi ngửi lén mùi
hương của hoa dưới hồ, là phạm tội trộm. Nói
chẳng dâm, cách vách nghe tiếng khua vòng xuyến
khởi tâm, là phạm tội dâm. Nói chẳng tham thì một
cọng rau một mũi kim cũng không dám tham. Nói
chẳng sân thì các bộ phận trong thân bị cắt xẻo
cũng không dám giận. Nói chẳng si là Đẳng giác
Như Lai, dù còn một phần vô minh chưa phá cũng
gọi là si. Nghĩa ở bên ngoài là nghiêm là mật vậy.
Kẹt cứng ở chỗ khô khan đó là hàng Tiểu thừa Độc
giác, không phải là môn Viên đốn Đại thừa. Sơ
lược để rồi buông lung là cuồng thiền phóng dật.
Trái giới luật Bồ-tát là tội tại người học, chớ Phật có
tổn giảm gì ?

Phương pháp Phật dạy nghiêm nhặt như thế, đây
đều là từ kim khẩu của Phật truyền lại, chép rành
trong kinh, văn thể rõ ràng, đâu thể nói rằng
phương pháp phi nghĩa.

Luận giả bảo : “Nho giáo cầu phóng tâm giống như
Phật giáo nói nhập định. Nhưng, Phật giáo đến chỗ
này bèn như tâm chết không chủ tể”. Câu nói này in
tuồng đúng mà thật là sai. Phóng tâm là tâm chạy
ngàn muôn dặm, không thắng được cái chớp
nhoáng lăng xăng của nó, tìm bắt nó còn chưa

chắc nắm được trong tay. Định tâm là tâm nhiếp
vào một cảnh, rồi tự lặng lẽ an ổn, dần dần tự nhiên
phát tuệ sáng. Nói định tâm như chết, tức là không
biết định vậy.

Phật giáo nói Chỉ ắt gồm có Quán. Nói lặng ắt gồm
có soi. Có Không Như Lai tạng thì một pháp chẳng
lập. Có Bất Không Như Lai tạng thì muôn pháp đầy
đủ. Như chỉ có một vầng trăng mà rọi bóng trên
muôn lượn sóng; muôn lượn sóng mỗi lượn có một
bóng mặt trăng, mà mặt trăng chỉ có một. Một vị
nước mưa cam lồ mà cứu được muôn loài. Muôn
loài, mỗi loài có một thứ nước mưa, mà trên nước
mưa chỉ có một vị.

Khi tâm khởi dụng thiên đường thì có dục giới, sắc
giới, vô sắc giới, tột đến hoa hương đài. Khởi dụng
địa ngục thì có cột đồng giường sắt. Biến thành hoa
tạng thì vua quan do Bồ-tát ứng hiện, con ốc con
hến con cáp là đại sĩ hóa thân, các thứ tác dụng,
các thứ sự nghiệp, thảy đều từ trong tịnh định mà
hiện. Bảo là tâm chết có thể được sao ?

*

Luận giả bảo : “Phật nói là Tánh, chính Thánh nhân
nói là Tâm. Phật nói là Tâm, chính Thánh nhân nói
là Ý. Phật nguyên không nhận được lý này, bèn
nhận hiểu biết vận động, hay xem hay nghe, hay
nghĩ hay động là chính lý”. Câu nói này rất lầm.
Phật giáo nói tâm tánh nguyên chỉ là một vật. Trong
khoảng trời đất có một cái thanh tịnh rộng lớn lóng
lặng tròn sáng, gọi là Tánh. Chỗ tánh linh thông gọi
là Tâm. Tánh như thể sáng của gương, tâm như
dụng chiếu soi của gương. Tuy nói có hai, kỳ thật
chỉ là một vật. Không chỗ nào chẳng gồm ở trong,
gọi chung là Tánh. Tánh mà linh thông bèn gọi là
Tâm. Như núi sông đất cát cỏ cây ngói gạch đều có
tánh. Chỉ tánh người hay linh thông tri giác, mới gọi
là tâm. Núi sông đất cát cỏ cây ngói gạch chỉ gọi là
tánh, không gọi là tâm. Phật sở dĩ nói tâm là cái
thanh tịnh lóng lặng tròn sáng gọi nó là bản giác, là
Bát-nhã, là Tỳ-lô tánh hải, là Mâu-ni bảo châu.

Nói Ý chính là thức thần của tâm người, là gốc của
sanh tử. Phật sở dĩ viên tu diệu ngộ vì quyết
chuyển thức thần này trở thành trí tuệ, nên gọi
chuyển phàm thành Thánh. Bởi vì phàm phu cùng
Thánh nhân vốn đồng đủ tâm tánh này. Phàm phu
mê chân theo vọng, do đó trí tuệ hóa làm thức thần.
Thánh nhân phá vọng về chân, do đó thức thần
chuyển thành trí tuệ.

Ý là cái bị Phật quở trách. Vì thế, bảo “Phật nói
Tâm, chính Thánh nhân nói Ý”, lời này lỗi lầm rất
lớn vậy.

Phật trở về chân, thì hiểu biết vận động xem nghe
nói động, hay xem hay nghe, hay nói hay động,
thảy đều là tánh. Phàm phu theo vọng, thì hiểu biết

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.