THIÊN MÔN CÔNG TỬ - Trang 240

biết rõ qua lại với đồng đạo Thiên Môn, không thể không cẩn thận đề
phòng. Song lại thấy Vân Tương thành khẩn nói: “Ta không mượn bụng
mang thai, lại càng không mượn đường diệt Quắc, mà thực lòng muốn hợp
tác với nàng. Ta xin thề độc trước Vũ Thần.”

Trong lòng Bích Cơ tự biết đặt tính mạng của mình vào trong tay một kẻ

cùng nghề bịp bợm, rõ ràng đã là mạo hiểm nhất rồi, huống hồ đối phương
lại chính là Môn chủ Thiên Môn. Nhưng muốn nàng ta bỏ đi cơ hội chỉ qua
một đêm thành cự phú này thì thật không cam tâm chút nào. Nghĩ đến mấy
chục vạn lượng bạc sắp đến tay, nếu buông ra lúc này, sợ rằng cả quãng đời
về sau sẽ phải sống trong ân hận tiếc nuối mất. Cân đi nhắc lại, cuối cùng
Bích Cơ cũng chầm chậm quỳ xuống, cúi người bái lạy: “Thiên Môn Dao
Tướng Đại Cơ Na, bái kiến Môn chủ. Cơ Na xin thề chết đi theo Môn chủ,
nghe lệnh của người!” Nói đoạn nàng ta cũng đưa ra chiếc nhẫn đá đen đại
biểu cho thân phận Dao tướng của Thiên Môn, đằng nào cũng quyết định sẽ
tin Vân Tương lần này, nàng ta dứt khoát làm cho đẹp mặt một lần, phủ
phục cả người xuống trước mặt Vân Tương.

Bên dưới Thiên Môn Môn chủ nguyên có bát tướng, tương truyền thủy

tổ Đại Vũ năm đó mưu lấy thiên hạ, dưới trướng có tám vị tâm phúc, đã lập
nên những công lao hiển hách, giúp Đại Vũ giành lấy thiên hạ, hậu nhân
sau này suy tôn họ là Thiên Môn Bát Tướng. Tên cổ nhân đa phần đều chỉ
có một chữ, tỉ dụ như: Nghiêu, Thuấn, Vũ... Tám vị tướng của Đại Vũ cũng
vậy, lần lượt là Chính, Đề, Phản, Thoát, Phong, Hỏa, Trừ, Dao, lần lượt lấy
tám loại bảo thạch có các màu đỏ, cam, vàng, lục, thanh, lam, tím, đen làm
tín vật, còn Môn chủ thì đeo nhẫn bảo thạch màu trắng. Sau này Thiên Môn
bị chia rẽ, bát tướng lần lượt hình thành nên tám phân chi của Thiên Môn,
tên gọi của họ cũng trở thành tên gọi của đệ tử đích truyền. Vừa nãy trong
khẩu ngữ của hai người có nhắc đến đài hắc thạch, và đài bạch thạch, đều là
muốn chỉ nguồn gốc của mình, Bích Cơ tự nhận đốt một cây nhang nói
mình là đệ tử đích truyền của Dao tướng. Còn Vân Tương bảo trên đài bạch
thạch không đốt nhang, là bởi năm xưa khi Thiên Môn chưa chia rẽ, Môn
chủ vẫn là chủ trì của tế lễ Vũ Thân, không tự dâng nhang. Những câu đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.