THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI - Trang 46

ở Paris. Nó sống trong một chung cư, và mở máy truyền hình ra xem. Có
khi nó xem tới ba bốn giờ đồng hồ truyền hình một ngày. Trong thời gian
xem truyền hình, em bé tiếp nhận không biết bao nhiêu là âm thanh, bao
nhiêu là hình ảnh và cảm giác. Cho đến nỗi nó nghĩ rằng không có máy
truyền hình thì nó sống không được. Có nhiều em bé về tới Làng Mai, hỏi
ra biết ở Làng không có ti vi, chúng rất thất vọng. "Như một kẻ đói ăn hoài
mà không no." Ta cứ chất chứa vào tâm ta những âm thanh, hình ảnh và
cảm giác. "Tâm chứa đầy mọi thứ." Chúng ta thấy rõ ràng đây là ý niệm về
tàng thức. Điều làm chúng ta ngạc nhiên, không phải là vì thầy nói về tâm
như nói về tàng thức. Điều làm chúng ta ngạc nhiên là vào thời của thầy,
chưa có giáo lý A-lại-gia thức, chưa có Duy Biểu Học. Những cuốn kinh
làm nền tảng cho Duy Biểu Học như Kinh Lăng Già chưa xuất hiện. Thầy
Thế Thân cho mãi đến thế kỷ thứ năm mới xuất hiện và mới làm ra ba
mươi bài tụng Duy Biểu. Anh của thầy Thế Thân là thầy Vô Trước, sáng
tác Nhiếp Đại Thừa Luận, là người đầu hệ thống hóa tư tưởng Duy Thức.
Trước thầy Tăng Hội, chúng ta thấy xuất hiện những cuốn kinh đại thừa
như Đại Phẩm Bát Nhã, Tiểu Phẩm Bát Nhã, kinh Pháp Hoa và những
phẩm đầu của kinh Hoa Nghiêm như phẩm Thập Địa, phẩm Nhập Pháp
Giới... Kinh Duy Ma Cật cũng đã xuất hiện. Kinh Lăng Nghiêm Tam Muội
cũng đã xuất hiện. Nhưng các kinh như Thắng Man, Sư Tử Hống, kinh Đại
Niết Bàn của đại thừa, kinh Lăng Già, kinh Bất Tăng Bất Giảm... chưa xuất
hiện. Tư tưởng của Duy Biểu chưa được hệ thống hóa. Trong khi đó thì
thầy Tăng Hội đã đặt nền tảng của tâm học và những tư tưởng về tàng thức
rất rõ ràng. Thầy chưa dùng những danh từ mà sau này các kinh luận về hệ
thống duy thức sẽ dùng. Nhưng chúng ta thấy hết những hình ảnh và những
ý tưởng của duy biểu học ngay trong giáo lý của thầy Tăng Hội. "Tâm chứa
đầy mọi thứ." Đây rõ ràng là tư tưởng của tàng thức. Tàng là chứa nhóm.
"Không một pháp vi tế nào mà tâm không tiếp nhận." Tâm đây không có
thể là một cái gì khác hơn ngoài A-lại-gia thức. Tại vì A-lại-gia thức có
nghĩa là tiếp nhận, giữ gìn (huân tập và hàm tàng). "Hiện tượng ra vào và
qua lại của tâm lý xảy ra như chớp nhoáng, không lúc nào gián đoạn." Liên

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.