tục bất đoạn. Tâm đó, chúng ta không tiếp xúc được hết, không thấy được
hết.
"Ta không thấy được tâm vì nó không có hình tướng, ta không nghe được
tâm vì nó không có âm thanh; đi ngược lại để tìm thì không gặp bởi vì tâm
không có khởi điểm." Nó là vô thỉ. "Đi xuôi về để kiểm cũng không thấy
bởi vì tâm không có chung kết." Vô thỉ và vô chung. Có một bài kệ rất là
nổi tiếng về thức A-lại-gia đã xuất hiện sau đó:
Vô thỉ thời lai giới
Nhất thiết pháp đẳng y
Do thử hữu chư thú
Cập niết bàn chứng đắc
Vô thỉ thời lai giới: Có một hiện tượng, tức là một lĩnh vực (giới), giống
như là xứ, đã tới từ thời vô thỉ. Nhất thiết pháp đẳng y, là làm chỗ y cứ bình
đẳng cho tất cả các pháp. Đó là tư tưởng căn bản về A-lại-gia thức. Alaya
là một lĩnh vực từ vô thỉ, làm chỗ nương tựa (y) cho tất cả các pháp. Do thử
hữu chư thú, vì cái đó mà có những nẻo đi về. Thú tức là nẻo đường luân
hồi. Thiên, nhân, a-tu-la, địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh là sáu đường đi về của
ta. Những nẻo đường tăm tối của luân hồi gọi là chư thú (the six
destinations). Cập niết bàn chứng đắc. Cũng do cái đó mà có niết bàn mà ta
có thể chứng đắc được. Cái đó là gì? Cái đó là thức alaya. Trong Nhiếp Đại
Thừa Luận và trong các kinh xuất hiện sau này như kinh Mật Nghiêm, kinh
Lăng Già... ta đều thấy có tư tưởng này. Và ta thấy rằng tư tưởng này đã có
đầy đủ trong giáo lý của thầy Tăng Hội. Thầy nói: "Ta không thấy được nó.
Ta không nghe được nó. Ta tìm nó không được, tại vì nó không có khởi
thủy và không có chung kết." Cái mà thầy Tăng Hội đang nói đây đúng là
tàng thức, nhưng hồi đó chưa có chữ tàng thức. Hồi đó trong học phái Xích
Đồng Diệp Bộ, bây giờ gọi là Theravada, đã có tư tưởng gọi là hữu phần
thức (Bhavanga). Tư tưởng đó tương đương với Alaya thức. Còn ở bộ phái
Đại Chúng Bộ, thì đã có tư tưởng Căn Bản thức (Mulavijnana). Hai thức