THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI - Trang 48

này cũng tương đương với thức Alaya. Nó tiềm tàng trong giáo lý của các
bộ phái. "Tâm ấy thâm sâu và vi diệu." Tâm ấy là cái mà mấy trăm năm sau
gọi là Tàng thức. Khi đọc tới mấy câu này thì ta nhớ tới câu kệ của thầy
Huyền Trang: Hạo hạo tam tàng bất khả cùng. Hạo hạo tức là mênh mông.
Tam tàng là ba phương diện chứa đựng. Bất khả cùng là không thể nào mà
hiểu tới chỗ cùng tận. Tam tàng là năng tàng, sở tàng và ngã ái chấp tàng.
Năng tàng là khả năng chứa đựng. Sở tàng là nội dung của sự chứa đựng.
Ngã ái chấp tàng là đối tượng cho sự chấp ngã, đối tượng của sự nắm chặt
của thức thứ bảy. Thức thứ tám bị thức thứ bảy níu áo và nhận là ngã.

Hạo hạo tam tàng bất khả cùng. Mênh mang ba hình thái của Tàng không
thể nào hiểu cho cùng tận được. Thầy Huyền Trang viết câu này vào thế kỷ
thứ VIỊ Còn ở thế kỷ thứ ba thầy Tăng Hội nói: "Tâm ấy thâm sâu và vi
diệu, không chút tóc tơ hình tướng, cả đến Phạm Thiên, Đế Thích và các
bậc tiên thánh cũng không thấy rõ được sự hóa sinh của các hạt giống ẩn
tàng trong ấy, huống hồ là kẻ phàm tục." Thầy dùng rất rõ ràng danh từ hạt
giống, tức là sở tàng. Tất cả những gì mình tiếp nhận bằng sáu nẻo giác
quan vào trong tâm thức của mình đều gọi là những hạt giống cả. "Cũng vì
thế, tâm lại được gọi là ấm." Ấm tức là skandha hay là uẩn. Skandha có
nghĩa là sự chất chứa tom góp.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.