THIỀN SƯ KHƯƠNG TĂNG HỘI - Trang 51

thành những thói quen. Đó là bất tư nghị huân và bất tư nghị biến. Biến ở
đây có nghĩa là biểu hiện ra. Có một em bé hai tuổi rưỡi, đứng trên bàn. Má
nó đang mặc áo cho nó. Tự nhiên nó dõng dạc tuyên bố một câu làm cho ai
nấy đều sửng sốt. Nó nói: "Con cái gì mà lạ lùng!" Nghe nó nói, mình biết
rằng má nó đã nói lên câu đó nhiều lần rồi với các anh nó. Hôm đó, hạt
giống đã huân tự nhiên phát khởi. Cái đó là bất tư nghị biến. Thầy Tăng
Hội nói: "Ta không thấy được tâm vì nó không có hình tướng, ta không
nghe được tâm vì nó không có âm thanh; đi ngược lại để tìm thì không gặp
bởi vì tâm không có khởi điểm, đi xuôi về để kiếm cũng không thấy bởi vì
tâm không có chung kết. Cách vận hành của nó chúng ta không thấy được."
Tư tưởng này tương đương với tư tưởng Duy Thức Tam Thập Tụng: bất
khả tri chấp thọ xứ liễu (asamviditakopādi sthānavijnaptikam ca tat). Chúng
ta không thể biết được (bất khả tri) tâm thức tiếp nhận và nắm lấy những
hạt giống (chấp thọ), không biết được sự tham dự của tâm thức vào trong
lãnh vực của các nẻo về (xứ), cũng không thấy được hình thái hoạt động
của tâm thức đó (liễu). Quí vị nào đã học Duy Biểu rồi thì hiểu câu này rất
dễ. Rồi còn những tư tưởng như tàng, như tâm địa, như chủng tử. Tâm là
đất gieo hạt. Những hạt giống đó được giữ gìn trong tâm, gọi là tàng. Tất cả
những tư tưởng kia, tuy rằng không được diễn tả bằng danh từ của Duy
Thức học sau này nhưng đã có sẵn ở trong giáo lý của thầy Tăng Hội. Và
sau khi trực tiếp nói về sự vận động của tâm, thầy đã đi thẳng vào sự thực
tập. Vì vậy chúng ta cần đến hơi thở có chánh niệm để nhận diện. Không có
cách nào đi trực tiếp hơn thế nữa.

Sau đó thầy đã nói về thiền như là một phương pháp để loại trừ. Thầy đã
định nghĩa thiền là khí. Thầy bảo dùng sáu phương pháp đếm hơi thở, đi
theo hơi thở, chỉ, quán, hoàn và tịnh thì có thể trừ khử được những cấu uế
của tâm tư. Nhất là cái mà chúng ta gọi là ngũ cái, tức là năm sự ngăn che.
Khí tức là trừ khử. Lần trước chúng ta đã dùng hình ảnh thấu kính hội tụ.
Ánh sáng đi vào, rồi hội tụ thành một điểm. Điểm này có khả năng đốt cháy
được bùi nhùi. Khi tâm ta có chánh niệm, thì ta có định. Định đó sẽ giúp
cho chúng ta đốt cháy được những phiền não và cấu uế trong tâm. Tới đây

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.