nhị thiền không còn tầm và từ, giữ tâm nội quán, các thiện pháp phát hiện
và duy trì từ bên trong chứ không phải từ bên ngoài đi vào theo ngã mắt,
tai, mũi và lưỡi. Lúc bấy giờ hai ý niệm thiện và ác không còn tương can,
tâm trú bên trong, và bên trong chỉ còn hỷ và lạc. Trong tam thiền không
còn hỷ, tâm hướng về sự thanh tịnh, an nhiên vắng lặng, trạng thái mà đức
Thế Tôn và các bậc hiền thánh la hán gọi là trạng thái có khả năng diệt dục
và thanh tịnh tâm ý. Bây giờ thân tâm mới thực sự an ổn. Tới tứ thiền thì bỏ
yếu tố lạc và đạt được định vắng lặng. Chướng ngại của nhất thiền là tiếng
ồn đi vào từ tai. Chướng ngại của nhị thiền là tầm và từ. Chướng ngại của
tam thiền là hỷ. Chướng ngại của tứ thiền là sổ tức. Vì vậy trong nhất thiền
ta chấm dứt tiếng ồn để lên nhị thiền. Trong nhị thiền ta chấm dứt tầm từ để
lên tam thiền. Trong tam thiền ta chấm dứt hỷ để lên tứ thiền. Trong tứ
thiền ta ngưng sổ tức để đạt tới không định. Bồ tát thực tập nhất tâm để đạt
tới thiền độ vô cực là như thế."
Tới đây chúng ta hiểu thế nào là định tứ khí. Tứ khí là buông bỏ từ từ
những yếu tố mà trước kia chúng ta cho là thiện pháp.