Quán Niệm và Quán Tưởng
Quán Niệm và Quán Tưởng
Trong khi học về thầy Tăng Hội, ta thấy rằng nội dung thực tập mà thầy
Tăng Hội dạy là phép an ban thủ ý, là quán niệm hơi thở. Cố nhiên khi đi
theo phép quán niệm hơi thở thì chúng ta cũng học quán niệm thân trong
thân, thọ trong thọ, tâm hành trong tâm hành và pháp trong pháp. An ban
thủ ý là phép quán niệm hơi thở, và hơi thở được thực tập chung với bốn
lĩnh vực quán niệm là tứ niệm xứ. Chúng ta biết rằng vào đầu thế kỷ thứ ba
thầy Tăng Hội đã dạy thực tập thiền theo phương pháp an ban thủ ý và tứ
niệm xứ. Thầy còn dạy chúng ta thực tập về bát niệm, tức là tám đối tượng
quán niệm. Niệm tức là anussati (Phạn: anusmrti). Đó là niệm Bụt, niệm
pháp, niệm tăng, niệm giới, niệm xả, niệm thiên, niệm an ban và cuối cùng
là niệm tử. Tám đề tài quán niệm ấy được gọi là bát niệm. Và thầy đã nói
về tám đề tài ấy trong bài mà chúng ta đang học, tức là bài Phương Pháp
Đạt Thiền, trích trong Lục Độ Tập Kinh. Và như vậy chúng ta biết rằng vào
đầu thế kỷ thứ III, tại Việt Nam chúng ta đã thực tập thiền theo bát niệm.
Thầy cũng đã dạy về thập tưởng. Tưởng tức là samjna (Pali: sanna). Chúng
ta thường dùng danh từ quán tưởng. Niệm thì ta dùng danh từ quán niệm.
Vô thường tưởng, khổ tưởng, vô ngã tưởng, yếm ly thực tưởng và nhất thiết
thế gian bất khả lạc tưởng. Yếm ly thực tưởng là quán tưởng về thức ăn.
Chúng ta nhớ rằng thức ăn để trên dĩa tuy thấy ngon lành hấp dẫn nhưng
khi đã được bỏ vào miệng rồi, trộn với nước bọt, nhai nhỏ, rơi vào bao tử
lẫn với các chất chua thì không còn hấp dẫn nữa. Cái đó gọi là yếm ly thực
tưởng. Trong năm lời quán nguyện của chúng ta trước bữa ăn có một điều
nói về tâm niệm tham ăn: "Xin nguyện ngăn ngừa những tật xấu, nhất là tật
ăn uống không chừng mực!" Nhất thiết thế gian bất khả lạc tưởng. Những
cái mà ngoài đời cho là đối tượng của hạnh phúc, xét cho kỹ, ta thấy chúng