Cimballi khác đã ra đời, hoặc đang sắp ra đời. Tôi tự đặt ra thời hạn: Một
tuần lễ. Sự thật tôi đã đợi đúng bảy ngày mới gặp Joachim.
***
Từ tầm cao một mét tám lăm hơn chút ít, Joachim nhìn xuống tôi bằng
cặp mắt voi ti hí bất động, gắn sâu vào bộ mặt có thể làm cả một bộ lạc
Masai khiếp sợ. Gã hỏi tôi:
— Cậu tưởng tớ định chôm tiền của cậu sao?
Tôi cười phá lên:
— Chia đôi!
Gã cau mày, không hiểu. Rồi thật lạ, gã đỏ bừng mặt như một cô gái (thứ
thiệt). Gã lắc đầu:
— Ồ, không cần. Tôi thích đàn bà cơ.
— Tôi cũng thích.
Gã là người Bồ Đào Nha, mới gặp nhau chẳng mấy lúc gã đã kể với tôi
rằng gã ở Mozambic bốn, năm năm trước đó, ở Angola, gã mặc áo lính cho
đến lúc - gã rụt rè thì thầm - rời quân đội, nói trắng ra là đào ngũ. Bộ mặt đỏ
bầm của gã ban ngày trông cũng đã thấy sợ huống hồ ban đêm: Mũi hình
bán đảo lồi dài ra, nổi gồ cao, da mặt dày rỗ huê, má có vết nhăn lõm sâu
như vết sẹo. Tên thật, ít ra cũng là tên ở Kenya của gã là Joachim Ferreira da
Silva và mười bốn, mười lăm tên khác nhau nữa.
Tôi gặp hắn ta trong các công trình kiến trúc ở sân bay. Bảy ngày sau khi
tôi tới Mombasa. Những ngày trước đó tôi dành cho việc đi bộ vòng quanh
thành phố. Gọi là thành phố thì hơi quá: Hai cửa sông, mấy vùng châu thổ
đang bị biển lấn dần, giữa có một bán đảo nổi trên mặt nước chừng vài mét.
Trên bán đảo, người Ả Rập, người Ba Tư, rồi người Bồ Đào Nha lần lượt
xua đuổi hết các nô lệ người bản địa, dựng lên những pháo đài, đền thờ Hồi
Giáo, nhà thờ Thiên Chúa Giáo. Phía Đông Bắc: Cảng cũ, đầy tàu thuyền
kiểu Ả Rập từ Arabi sang; phía Nam: Cảng mới Ladindini tấp nập tàu buôn
lớn. Xe lửa từ Nairobi, Uganda chạy tới cảng này ăn hàng. Từ Mombasa vào
đất liền có đường ngầm. Đi theo đường này rồi sẽ lên Bắc ta sẽ gặp một bãi
tắm rất rộng, rất đẹp, phía trên cảng cũ, dọc theo bãi có hàng dãy khách sạn