TRÁI TIM MÁCH BẢO - Trang 60

mọi thứ không như thế, và tất cả đều trái ngược thì sao? Có phải lý trí quá
mức sẽ làm tâm hồn ta khô héo?

Sau khi trở về từ Hy Lạp, bà có thói quen dành một khoảng thời gian mỗi

buổi sáng ở gần cây cầu. Bà thích ghé mắt vào trong để nhìn hệ thống ra-đa
và các thiết bị phức tạp chỉ dẫn nơi ta đi đến. Vào một ngày nọ khi đứng
xem những sợi dây ăng-ten rung động trong không trung, bà chợt nghĩ con
người ngày càng trở nên giống với những chiếc radio chỉ có thể bắt sóng
được một đài duy nhất. Cũng như chiếc radio khuyến mãi nhỏ xíu trong các
hộp bột giặt ấy: cho dù toàn bộ tầng sóng đã được ghi rõ trên nút dò thì ta
cũng không thể bắt được nhiều hơn một hay hai đài; và tất cả những đài còn
lại chỉ rè rè không rõ. À, bà có cảm giác là nếu sử dụng lý trí quá mức thì kết
quả cũng như vậy đấy: ta chỉ thành công trong việc nắm bắt một phần nhỏ
bé của thực tế rộng lớn xung quanh. Thông thường sự hoang mang hay ngự
trị trong cái phần nhỏ bé ấy bởi vì nó chỉ ngồn ngộn toàn lời nói, mà lời nói
chỉ tổ làm ta đi lòng vòng thay vì dẫn ta đến một vị trí cao hơn.

Hiểu biết đòi hỏi ta phải tĩnh lặng. Bà không biết điều này khi còn trẻ.

Nhưng giờ thì bà đã lĩnh hội được rồi, vì ngày ngày cô đơn và câm lặng đi
quanh quẩn trong nhà như một con cá bơi trong hồ kiếng. Lời nói giam hãm
lý trí ta; nếu có một nhịp điệu nào tự nhiên đến với tâm trí thì đó cũng chỉ là
sự lệch nhịp của những dòng suy nghĩ; còn trái tim ta lại có thể hít thở được,
nó là cơ quan duy nhất có thể đập rộn ràng, và nhịp đập này kích thích
những nhịp đập khác mạnh mẽ hơn. Đôi khi cũng chỉ vì tính đãng trí mà bà
để TV mở suốt cả buổi chiều. Dù không xem nhưng âm thanh của nó cứ
theo bà đi đến hết các căn phòng, thế rồi buổi tối khi lên giường bà cảm thấy
lo lắng hơn mọi khi và khó lòng chợp mắt. Tiếng ồn ào và huyên náo liên
tục cũng là một loại thuốc gây nghiện, một khi ta đã quen thì không thể nào
sống thiếu nó được.

Bà không muốn đi xa hơn nữa ngay lúc này. Những trang viết hôm nay có

vẻ như một chiếc bánh được làm từ nhiều công thức khác nhau, và tất cả các
thành phần hỗn tạp được trộn lẫn giống như những thứ kỳ dị mà cháu bắt bà
nếm vào ngày nọ rồi bảo rằng nó được gọi là “món ăn tân thời”. Có lẽ bà đã

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.