Cũng không có gì là tự do nếu quyền tư pháp không tách khỏi quyền lập pháp và
quyền hành pháp. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền sống và quyền tự do của
công dân; quan toà sẽ là người đặt ra luật. Nếu quyền tư pháp nhập lại với quyền
hành pháp thì ông quan toà sẽ có cả sức mạnh của kẻ đàn áp.
Nếu một người hay một tổ chức của quan toà, hoặc của quý tộc, hoặc của dân
chúng nắm luôn cả ba thứ quyền lực nói trên thì tất cả sẽ mất hết.
Ở phần lớn các nước châu Âu, việc cai trị thường là có mức độ, vì ông vua đã
nắm cả hai quyền lập pháp và hành pháp rồi, nên ông ta để cho thần dân nắm
quyền tư pháp. Còn ở Thổ Nhĩ Kỳ, cả ba quyền lực đều nằm trong đầu của sultan
(vua), nền chuyên chế nghiệt ngã đè lên đất nước.
Ở các nước cộng hoà Italia, nơi mà cả ba quyền nói trên đều nhập lại, thì tự do ít
hơn là ở châu Âu chúng ta. Chính thể cộng hoà ở Italia cũng phải dùng đến các
biện pháp hung bạo như ở Thổ Nhĩ Kỳ. Chứng cớ là các quan Thanh tra của Nhà
nước Italia có thể tố giác sai, và bất cứ lúc nào bọn người xấu cũng có thể bỏ vào
hòm thư tố giác những lá thư vu cáo người vô tội mà chúng ghét.
Hãy xét xem người công dân trong các nước cộng hoà kia ở trong cảnh ngộ: Cơ
quan cầm quyền vừa là kẻ thi hành luật vừa tự cho mình là kẻ lập pháp. Họ có thể
tàn phá quốc gia bằng những ý chí chung sai lầm của họ. Mà họ còn nắm cả
quyền xét xử nữa thì họ có thể đè nát mỗi công dân theo ý muốn của họ.
Ở đây tất cả quyền lực chỉ là một. Tuy bề ngoài chẳng có sự phô trương gì của
ông vua chuyên chế, nhưng người ta thấy sự chuyên chế vào bất cứ lúc nào.
Các vua chúa muốn chuyên chế bao giờ cũng bắt đầu bằng việc tập hợp bọn quan
lại quanh mình. Nhiều ông vua châu Âu thâu tóm mọi chức vụ lớn của quốc gia
vào tay mình.
Tôi nghĩ rằng chế độ quý tộc truyền đời trong các nước cộng hoà ở Italia không
giống hẳn chính thể chuyên chế ở châu Á, vì ở đây số lượng đông đảo các pháp
quan làm dịu bớt phương thức cầm quyền. Không phải mọi nhà quý tộc đều có ý
đồ giống nhau. Người ta lập ra các toà án để chế hoà lẫn nhau. Vậy đó, ở Venise
Đại hội đồng có quyền lập pháp; nắm quyền hành pháp là các Prégadi (pơrêgađi),