TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1025

Như vậy đối với cảm giác về tính rắn, cũng như những cảm giác về âm thanh, về
màu sắc, về mùi vị thì không phải là tâm hồn, không biết thể xác của nó, tự nhiên
nhận ra như là những biến đổi ở đó nó được tìm thấy và chỉ tìm thấy nó.

Bởi vì đặc tính của cảm giác này là biểu thị cùng lúc hai vật chúng loại trừ lẫn
nhau, tâm hồn sẽ không nhận ra tính rắn như là một trong những biến đổi này
trong đó nó chỉ tìm thấy chính mình, nó tất yếu sẽ nhận ra điều đó như một sự
biến đổi, ở đó nó tìm thấy hai vật loại trừ nhau, và do vậy nó sẽ nhận ra điều đó
trong hai vật này.

CONDILLAC, Khảo luận về cảm giác II, V.

Nhưng một phản bác được nêu ra: nếu vậy thì sẽ có hai thứ cảm giác, một bên là
xúc giác và bên kia là những cảm giác khác. Một kiểu cắt đoạn như vậy đe doạ
tính lô-gích của hệ thống. Ở quyển III, Condillac cố gắng giảm nhẹ sự đối địch.
Thực tế là xúc giác và những giác quan khác hợp tác với nhau. "Xúc giác dạy cho
các giác quan khác phán đoán về những đối vật bên ngoài" (đó là tựa đề của
quyển III. Cuối cùng tất cả khải lộ thực tại với tư cách là chúng ngờ rằng những
mùi hương, những màu sắc, những âm thanh… là những phẩm chất của sự vật.

Cũng phải nói thêm rằng nguyên nhân sự tiến bộ của trí tuệ, đó là việc sử dụng
những dấu hiệu. Trong quyển Tiểu luận về nguồn gốc tri thức con người (I,II
Ch.4, trang 19_21), Condillac chủ trương rằng những dấu hiệu là không thể thiếu
đối với những hoạt động cấp cao. Nhưng ở đây, trong quyển khảo luận này, vì
phải trung thành với yêu cầu lô-gích là tất cả phải phụ thuộc vào cảm giác, ông
nhận định rằng việc sử dụng những dấu hiệu, và đặc biệt là những dấu hiệu quy
ước tạo nên những ngôn ngữ, chỉ là nguyên nhân sự tiến bộ của tư tưởng, chứ
không phải của chính tư tưởng. "Người ta có lẽ tin rằng một đứa bé chỉ bắt đầu
phán đoán khi nó bắt đầu nói?"

Tất cả mọi khả năng đều có trước ngôn ngữ. Điều này không thể ngăn cản là
không hề có khoa học thực sự mà không có những dấu hiệu và ngay cả không có
những kết hợp lô-gích của những biểu tượng, như với toán học. Đó là ý nghĩa của
câu danh ngôn: "Khoa học là một ngôn ngữ hoàn hảo" (Logique, phần hai,
chương 7).*

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.