phá ra tất cả những hậu quả của hai môn học ấy và trở nên, sau một vài giờ suy
ngẫm, một Condé, một Turenne, một Richelieu, một Colbert?
Một điều suy xét khác rất thích hợp để chứng minh sự bất lực của những nguyên
tắc trừu tượng, là theo những nguyên tắc này, một vấn đề không thể cứu xét dưới
mọi khía cạnh của nó. Vì những khái niệm cấu thành nguyên tắc trừu tượng chỉ là
những ý tưởng phân diện, nên người ta không thể áp dụng những nguyên tắc ấy
mà không loại bỏ nhiều điều suy xét cốt yếu…
Những nguyên tắc thứ nhì là những điều giả thiết mà người ta tưởng tượng để
giải thích sự vật mà người ta không thể giải nghĩa được. Nếu những điều giả thiết
giảng giải một phần nào những hiện tượng đã biết, các triết gia không nghi ngờ
rằng họ đã khám phá những động lực thật sự của thiên nhiên. họ nói rằng một giả
thuyết sai lầm làm sao có thể đưa đến kết cục tốt đẹp? Do đó nảy ra ý kiến là việc
giảng được hiện tượng chứng minh sự thực của một giả thuyết và người ta không
xét đoán một hệ thống ở nguyên tắc của nó, nhưng ở cách giải thích sự vật. Người
ta không ngờ rằng những giả thuyết, thoạt tiên vô căn cứ, trở nên hiển nhiên vì
người ta đã sử dụng khôn khéo những giả thuyết ấy…
Những giả thuyết tiện lợi biết bao, mang lại biết bao phương kế cho kẻ dốt nát; trí
tưởng tượng đưa chúng ra một cách khoái trá, dễ dàng biết bao! (2)Nằm trong
giường, người ta sáng tạo, cai trị cả vũ trụ! Tất cả công việc này không tốn hơn
một giấc mộng, và một triết gia mơ mộng dễ dàng.
Một điều không dễ dàng là tham khảo cuộc thí nghiệm, thu lượm và phân biệt các
sự kiện quan sát cẩn thận làm nguyên tắc, mặc dầu có lẽ chúng ta có nhiều sự
kiện ấy hơn chúng ta tưởng, nhưng vì chúng ta ít quen khai thác những sự kiện
ấy, nên không biết cách áp dụng chúng vào đâu. Chúng ta có trong tay cách giải
thích nhiều hiện tượng, nhưng lại cứ đi tìm ở xa. Ví dụ như trọng lực của các vật
thể thời nào cũng là một sự kiện được nhận thấy rõ ràng, nhưng chỉ đến ngày nay
trọng lực ấy mới được nhìn nhận như một nguyên lý. (3)
CONDILLAC, Khảo luận các hệ thống, Q.II, ch.1 & 2.
Ở trên Condillac đã kể vài thí dụ: về nguyên tắc trừu tượng thuộc loại thứ nhất:
Một sự vật không thể có và không có cùng một lúc. Tất cả những gì có thì có. Về