nghiệm, hoá học tích luỹ những định luật và khám phá. Như vậy, chỉ một thí
nghiệm thôi đã có quyền lực kép của cuộc cách mạng và sự sáng lập. Cách kiến
giải này minh hoạ chủ nghĩa thực chứng nhưng biếm hoạ lịch sử (cette
interprétation illustre le positivisme mais caricature l’histoire). Cuộc cách mạng
hoá học là một tiến trình phức tạp hơn nhiều.
Lý thuyết đối mặt với những kiểm chứng thực nghiệm
Trước tiên, thí nghiệm năm 1772 mới chỉ là điểm xuất phát. Lavoisier tỏ ra rất
thận trọng trong mười năm. Ông trình bày giả thuyết của mình vào cuối đoạn
đường quy nạp, tổng quát hoá, đặt nền tảng trên một loạt những thí nghiệm có
phương pháp được thực hiện với những biện pháp chính xác, những lần lặp lại,
những biến cách, những kiểm nghiệm. Thực tế là, cách kiến giải của ông về hiện
tượng cháy không loại trừ những yếu tố_nguyên lý, mang những đặc tính. Để giải
thích sự sinh nhiệt và sự phát ra ánh sáng, Lavoisier giả thiết rằng sự cháy được
kèm theo sự phát ra bản thể nhiệt. Ý niệm về calorique rất quan trọng đối với
Lavoisier: theo ông, mọi chất khí đều hàm chứa calorique và tỷ lệ của chất này
quyết định trạng thái vật lý của các cố thể.
Để lật đổ học thuyết đang ngự trị - một học thuyết không phải là một kiểu tư biện
kim đan thuật mơ hồ - mà là cả một hệ thống giải thích thiên nhiên được
E.G.Stahl (1660 - 1734) đề xuất, vào đầu thế kỷ XVIII, thì cần phải có hơn một
cuộc thí nghiệm, hơn một nhà hoá học, hơn một cái cân. Việc hiệu chỉnh những
dụng cụ thí nghiệm đã cho phép cô lập các loại khí. Nhưng thay vì coi chúng như
những thành phần cấu tạo nên không khí thì Black, Cavendish, Scheele và
Priestley lại giải thích những thí nghiệm của họ trong khuôn khổ lý thuyết của
Stahl" khí azote là "khí nhiệt hoá", oxy là "khí giải nhiệt hoá", và hydro, rất dễ
cháy, được đồng hoá với nhiệt. Nguyên lý huyền bí này giành được cái vẻ giống
thực tại cụ thể, và học thuyết của Stahl, chẳng những không bị đe doạ, mà qua thử
thách còn mạnh thêm lên. Trong lời tựa cho lần xuất bản thứ nhì của bộ Phê phán
lý tính thuần tuý, năm 1787, Kant nêu tên Stahl trong số những anh hùng của
phương pháp thực nghiệm bên cạnh Galilée và Torricelli. Tuy nhiên, mười năm
sau trong lời nói đầu của quyển Học thuyết về pháp quyền, Kant tuyên bố: "Chỉ
có một nền hoá học, đó là hoá học của Lavoisier". Do đâu có sự thay đổi nhận
định như thế? Làm thế nào mà Lavoisier chinh phục được sự độc quyền đến thế?