- Những trào lưu có thể gắn cột mốc trong lịch sử tư tưởng, chủ nghĩa duy vật và
chủ nghĩa duy tâm trước tiên đặt ra những vấn đề định hướng trong việc xử lý
những đề tài, trong tiến độ của cùng những văn bản.
- Nếu người ta nêu rõ sự phân biệt giữa vật chất và ý tưởng là để có lợi cho việc
nghiên cứu tương quan giữa chúng. Vấn đề ưu tiên của cái này hay của cái kia và
ngay cả tầm quan trọng, hay cả sự tồn tại của vấn đề này vẫn còn để mở cho phê
bình.
- Tìm kiếm trong tính cách một người duy tâm, tinh thần và những giá trị ngoài
vật chất, đôi khi đấy là vì lương tâm đứng lên chống lại một trật tự xã hội bẩn
thỉu và đàn áp con người. Nhưng rất thường khi chủ nghĩa duy tâm lại góp phần
tăng sức cho quyền lực hiện hữu bằng cách đặt sự biện minh của nó bên kia
những yêu sách vật chất thấp kém. Lúc đó, chính chủ nghĩa duy vật lại bị đàn áp.
- Có bao nhiêu những sắc thái triết lý và chính trị giữa những người duy vật cũng
như giữa những người duy tâm, nhưng vì các quyền lực chính trị và tôn giáo đã
nhiều lần sử dụng những chủ nghĩa duy tâm làm công cụ đàn áp tinh thần khiến
cho những người duy vật buộc phải nguỵ trang trí thức và đấu tranh chính trị…
Không phải là không có lý do khi người ta tìm thấy những nét của chủ nghĩa duy
vật (dầu rằng từ này chỉ mới ra đời vào cuối thế kỷ mười bảy) trong thuyết
nguyên tử của Épicure, trong vật lý học của chủ nghĩa khắc kỷ, trong thuyết duy
danh thời Trung cổ. Nhưng không phải là vô ích khi liên kết vấn đề của chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm với tính hiện đại: của những xã hội trên đà thế tục
hoá trong đó nhà nước trở thành vật bảo chứng cho những thực tiễn chính trị mọi
người đều thấy, và việc giải phóng con người trở thành một vấn đề xã hội-kinh tế;
tính hiện đại của khoa học nữa khi sự kiểm chứng thực nghiệm trở thành chìa
khoá của tri thức khách quan.
Sự chuyển động phải chăng là một đặc tính của vật chất? Không có Thượng đế,
đạo đức còn đứng vững được chăng? Nếu tất cả chỉ là vật chất, thì sinh tồn còn có
ý nghĩa gì chăng?
Vật chất và vận động