TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1035

Vật chất và giá trị

Phủ nhận tâm hồn cũng là phủ nhận thực tại của Siêu việt thể (La
Transcendance). Làm thế nào lại là người duy vật trong những xã hội mà các tôn
giáo dựa theo Thánh kinh ngự trị, mà không trước tiên biến mình thành kẻ vô
thần - dầu không công khai nói ra điều đó - và không phủ nhận Thượng đế và mọi
siêu việt thể, hiển danh hay ẩn danh? Lập trường vô thần đã khiến cho chủ nghĩa
duy vật thành một mảng tối ngay cả đối với những ai mà sự phê phán chủ nghĩa
duy tâm khiến họ hứng thú (như Hume, Kant).

Chống lại các thế lực thần học chính trị, chủ nghĩa duy vật vô thần đã tuyên bố
quyền của ý thức lãng du (la conscience errante) và phủ nhận rằng chủ nghĩa vô
thần đưa đến sự hư hỏng của phong tục (Bayle). Thay cho luật lệ của một Thượng
đế-Sen đầm (un Dieu-Gendarme) người ta có thể gợi lên tính đạo đức của sự gia
nhập tự nguyện (D’Holbach) hay của sự hội tụ những quyền lợi cá nhân
(Helvetius). Chủ nghĩa nhân bản vô thần tuyên bố cá nhân cần được tôn trọng vì
chịu trách nhiệm về chính mình, và nhân loại là người chủ của sự phát triển của
mình mà sự tiến bộ của các kiến thức sẽ cải thiện, miễn rằng Ánh sáng lan toả
khắp nơi (Diderot). Đạo đức học không hề ít đòi hỏi hơn khi người ta ngưng nhìn
những giá trị như là những cái tuyệt đối, nhưng sự phê phán này tước đi sự thống
trị quyền lực của những lập luận khủng bố. *

Nhưng nếu vậy thì cái biểu tượng này về siêu việt thể đến từ đâu? Feuerbach khởi
đi từ tương quan giữa cá nhân khả giác và yếu đuối và nhân loại mà cá nhân chịu
nợ cái nhân tính xã hội của mình (son humanité sociale).

Sự thực hiện tự thân đó, trong và bởi sự lệ thuộc vào tất cả là hiện tượng vong
thân (l’aliénation), là yếu tính bên ngoài (l’essence extérieure), là cuộc sáng hoá
đích thực của siêu việt thể (la véritable genèse de la transcendance). Marx phê
bình chỗ còn trừu tượng trong khái niệm đó về con người, tôn giáo và tìm kiếm
những chức năng mâu thuẫn của tôn giáo (vừa là sự biểu tả nỗi khốn khổ vừa là
lời phản kháng chống lại chính nỗi khốn khổ đó) trong những xã hội có giai cấp,
nơi mà cái giá của sự phát triển là cả một cuộc bạo hành xã hội rộng khắp. Nói
một cách nghiêm xác, chủ nghĩa duy vật toàn diện của Marx không phải là một
chủ nghĩa vô thần. Một cuộc tuyên truyền vô thần là điều phản nghĩa (une

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.