propagande athée est un contre-sens). Trái lại, giữa vấn đề cứu rỗi và vấn đề cách
mạng mở ra cùng một cuộc tìm kiếm về khả thể và cái cụ thể của không tưởng
(Bloch). **
Chủ nghĩa duy vật và chủ quan tính
Làm thế nào quan niệm tự do nơi những dự phóng của con người nếu người ta
theo quan điểm duy vật - cũng có nghĩa là theo thuyết tất định? Có ích gì nếu đổi
đi một tinh thần - ông chủ để rước về một thứ vật chất toàn năng nếu ta vẫn phải
tiếp tục phục tùng ông chủ mới kia? Với lời phản bác nặng ký này, chủ nghĩa duy
vật cơ giới của thế kỷ XVIII lảo đảo, không đề kháng nổi.
Vào đúng lúc đó, phạm trù hành động (la catégorie de praxis) nơi Marx cách
mạng chủ nghĩa duy vật (được kế thừa bởi Lénine, Gramsci) hoặc dứt nó ra khỏi
ý nghĩa xưa cũ (Althusser). Sự biến đổi vật chất bởi hoạt động xã hội ý thức về
những mục đích của mình, nhưng không biết gì về những nguyên nhân và sự
phân công/ hợp tác nơi những nhiệm vụ, đó là tiến trình qua đó con người trong
khi hành động, tự tạo ra mình.
Chủ quan tính không phải là cái pháo đài duy tâm của kẻ nào chỉ thuộc về chủ thể
cá nhân và kinh nghiệm nội tâm mà thôi. Chủ quan tính đúng ra là quan điểm của
tập thể xã hội vừa đồng thời là tác nhân và hậu quả của những hành vi của chính
mình ngay cả trong những hình thức được điều kiện hoá của cá nhân tính. Chủ
thể cá nhân tìm gặp lại nơi nó - như là những nét đặc thù tâm lý - chủ thể xã hội
được nội tâm hoá (Politzer, Wallon). Một chủ nghĩa duy vật về chủ quan tính mở
ra trên việc nghiên cứu những hình thức khách quan (sự phân công, những quan
hệ xã hội, môi trường sống và thời dụng biểu) và chấm dứt việc đối kháng toàn
khối cá nhân với xã hội.
Tự do chỉ hệ tại nơi những cuộc giải phóng có được bởi sự làm chủ cả về thực
tiễn lẫn lý thuyết những tiến trình quy định tự nhiên và xã hội (Engels).
Lịch sử, phức tính của những tương quan xã hội được nối kết chung quanh những
thực tiễn khả thi vào một thời điểm nào đó, không có chủ thể khởi đầu, cũng
không có cứu cánh tối hậu. Nếu những thời đại có hẳn một định hướng rõ rệt và