Xưa cũng như nay, vấn đề khai sinh của chủ nghĩa duy vật là tìm xem phải chăng
những đặc tính và chức năng hiện diện nơi vật chất thì cũng gắn liền với nó: tính
lưu động, biến đổi, mức độ tổ chức, giác tính, hoạt tính và ý thức của những sinh
thể. Lương thức thông thường không phải là không lẫn lộn, gán cho nó nhiều thứ.
Vào thế kỷ XVII và thế kỷ XVIII, sức mạnh thống nhất của cơ học thâu tóm mọi
câu hỏi này thành một vấn đề duy nhất: chuyển động có phải là một đặc tính của
vật chất? Có thể lượng hoá và có thể chuyển từ một cơ thể này đến cơ thể khác,
dường như chuyển động áp dụng vào vật chất ù lỳ, quán tính, trong khi chuyển
động vẫn là phi vật thể, có tính tinh thần.
Chủ nghĩa duy vật được trình bày như một phê phán đối với những câu trả lời duy
tâm còn khó hơn cả những vấn đề này. Bởi vì nếu người ta tách biệt tinh thần với
vật chất, thì làm sao quan niệm những liên hệ giữa chúng và như vậy cái bản thể
suy tư và vận động mệnh danh là tinh thần, thực ra là cái gì? Trước tình trạng bối
rối này tại sao không xây dựng một quan niệm duy vật về chuyển động như là
cách thức hiện hữu của vật chất và bỏ rơi câu hỏi vô bổ về nguồn gốc và về đệ
nhất động cơ (theo Gassendi). Thiên nhiên không phải là một hữu thể để tìm thấy
những thuộc tính, mà là toàn bộ những trao đổi lực, khối lượng, năng lượng (theo
Helvétius, Diderot) và chỉ cần tính vật chất này đủ tạo nên tính thống nhất của vũ
trụ (theo Engels).
Lúc đó câu hỏi quyết định trở thành câu hỏi về những phẩm tính mới hiện ra từ
những hình thức hạ đẳng đến những hình thức thượng đẳng (sinh vật, cảm tính, ý
thức của nó): có cần phải đặt một nguyên lý sinh tồn (thuyết sinh tồn - le
vitalisme) thoát thai từ những can thiệp thần linh vào những điểm nào đó, hay là
thử nghĩ một liên tục tính vật chất với những ngưỡng tổ chức (như Diderot)? …
Cũng như chống lại những chủ nghĩa duy tâm chủ quan, những người duy vật của
thế kỷ XVIII có điểm chung là khẳng định sự tồn tại của đối tượng sở tri bên
ngoài chủ thể năng tri. Nhưng khi quan niệm tri giác như một sự tiếp thu cảm
giác họ bị phơi bày cho những phê phán đích đáng của những người duy tâm vốn
để ý hơn họ về vai trò của hoạt động tinh thần. Tiểu luận của Marx (những luận
đề về Feuerbach) quan niệm tri giác như hành động (praxis) hoạt động vật chất
của chủ thể xã hội, có tính quyết định.