TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1040

Quay về Pháp, ông trở thành bác sĩ quân y của Vệ binh quốc gia Pháp từ 1735
đến 1741. Hai bài phúng văn dữ dội châm biếm y sĩ đoàn (1744 - 1746) và việc
xuất bản vào năm 1745 của quyển Khảo luận về tâm hồn đã khiến ông phải lưu
vong sang Middelbang rồi đến Leyde, ở đó ông biên soạn Người máy (1748). Lại
buộc phải lưu vong lần nữa, ông đến Berlin theo lời mời của Hoàng đế Frédéric
Đệ nhị của nước Phổ. Vừa giữ chức Hàm lâm thị độc (Lecteur du Roi) vừa là
quan ngự y (Médecin du Roi), thời gian này ông xuất bản nhiều sách nhất là bộ
Hệ thống của Épicure (1750).

Từ việc hành nghề y, La Mettrie kiên định với ý kiến rằng chỉ có khoa học về
thiên nhiên và về những định luật của nó. Y học là nguồn cảm hứng chính cho
chủ nghĩa duy vật của ông, vốn là một yêu cầu về phương pháp hơn là một khẳng
định về yếu tính sự vật.

KHẢO LUẬN VỀ TÂM HỒN (Traité de l’âme)

Tính nhị nguyên đối đãi (la dualité) giữa một bên là tâm hồn tinh thần và một bên
là thân xác vật chất bị bác bỏ nhân danh việc kiểm nghiệm những hành vi của
chúng ta và rất nhiều quan sát cơ thể học. Ở đó, tâm hồn là lý tính hoàn toàn được
đồng hoá với tâm hồn cảm tính, được quan niệm như là trương độ và có tính vật
chất. Tâm hồn là một ngôn từ phù phiếm để chỉ phần suy tư nơi chúng ta. Nhất
tính của một cơ thể được tổ chức để cảm thụ, hành động và suy tư, đó là dữ kiện
cứ thực (la donnée de fait) và là lập trường khoa học về vấn đề nhân tính.

Vật chất có khả năng cảm thụ (la matière a la faculté de sentir)

Bất chấp Descartes (trong phương pháp luận, phần VI), La Mettrie nhận định
rằng không có khó khăn gì hơn để chấp nhận rằng vật chất có khả năng cảm thụ
hơn là gán cho nó những đặc tính cơ học. Ngôn ngữ của cảm xúc chung cho loài
người và loài vật - mà người ta vẫn cho là chúng không có linh hồn - làm chứng
cho điều đó.

Chúng ta đã nói đến hai thuộc tính cốt yếu của vật chất, từ đó phần lớn những đặc
tính khác của nó tuỳ thuộc vào, đó là trương độ và lực vận động (l’étendue et la
force motrice). Bây giờ chúng ta chỉ còn có việc là chứng minh một thuộc tính
thứ ba; tôi muốn nói đến khả năng cảm thụ mà các triết gia trong hàng bao thế kỷ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.