TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1068

trong chúng tạo ra những cấp độ và những tương quan về phẩm tính, từ những
hữu thể nhỏ nhất đến những hữu thể lớn nhất.

Tính hư cấu của một cuộc đàm đạo và việc chuyển tả những lời nói của một giấc
mơ thích hợp cho những việc tung hứng các giả thuyết hấp dẫn nhưng còn phải
được kiểm chứng.

Tôi, một triết gia - phong cầm (Moi, un clavecin-philosophe).

Ý thức tự quy (la conscience de soi) phải chăng chỉ là một ký ức liên tục về kinh
nghiệm? Cảm tính sơ đẳng nhất nơi sinh vật thượng đẳng chẳng trở thành một
cảm giác có ý thức (la sensation consciente) hay sao?

Ẩn dụ về cây đàn kờ_la_vờ_xanh, một loại phong cầm mà khi một dây đàn được
gảy lên thì sẽ gây âm hưởng lên mọi dây khác chỉ là một kiểu lý luận loại suy,
nhưng nó giúp tránh cái lập trường đơn giản quá đáng mà Diderot trách cứ đối
với quan điểm "cảm nhận là phán đoán" (sentir, c’est juger) của Helvétius.

D’Alembert: […] Tôi thấy hình như là chúng ta chỉ có thể mỗi lúc nghĩ đến một
vật thôi; và rằng để tạo ra - tôi không nói tới những tràng lý luận dài dằng dặc
chúng ôm trong mạch luân chuyển của chúng hàng ngàn ý tưởng-mà chỉ muốn
nói đến một mệnh đề đơn giản thôi, người ta thấy rằng cần phải có ít nhất hai vật
hiện diện: đối vật hình như còn nằm dưới mắt trí tuệ trong khi trí tuệ quan tâm về
phẩm tính mà nó sẽ khẳng định hay phủ định từ đối vật.

Diderot: Tôi nghĩ về điều đó, chuyện này đôi khi khiến tôi so sánh những sợi gân
trong các cơ quan của chúng ta với những sợi dây đàn clavecin đang ngân rung
lên. Dây tơ đồng rung lên, cảm ứng, uốn éo chuyển mình, còn gây âm hưởng một
thời gian lâu sau khi người ta gảy vào nó. Chính sự rùng mình ngân nga kia, cái
cách gây âm hưởng đó cần thiết để làm cho đối vật hiện diện trong khi mà trí tuệ
quan tâm đến phẩm tính thích hợp với nó. Nhưng những sợi dây đàn đang ngân
rung còn có một đặc tính khác, đó là làm cho những sợi dây đàn khác cũng ngân
rung theo; và theo cách đó mà ý tưởng đầu tiên kêu gọi một ý tưởng thứ nhì; hai ý
tưởng đó lại kêu gọi một ý tưởng thứ ba; cả ba lại kêu gọi đến ý tưởng thứ tư, và
cứ thế nó lan truyền ra mãi, khiến người ta không thể cố định giới hạn những ý
tưởng được gợi lên, được nối kết nhau, của triết gia đang đắm mình trong suy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.