TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1073

thần dân chủ và còn có thể trở thành một công cụ cho sự thoả hiệp với nền thống
trị đương quyền. Tư tưởng chính trị tối hậu của Diderot vẫn là dân chủ. Vấn đề
không phải là các thể chế nhưng là hoạt động chính trị không thể thay thế của
chính dân chúng.

Sự cai trị võ đoán của một ông hoàng công chính và sáng suốt (1) cũng vẫn là
xấu. Những đức hạnh là sự mê hoặc nguy hiểm và chắc chắn nhất; vô hình trung
chúng làm cho dân chúng quen với việc yêu mến, kính trọng và phụng sự cho kẻ
kế vị ông ta dầu kẻ ấy như thế nào, độc ác và ngu xuẩn cũng không sao. Ông ta
tước đoạt của dân chúng quyền công bố, quyền muốn hay không muốn, quyền đối
kháng lại ý chí của ông ta, trong khi quyền phản kháng, dầu có sai lầm lệch lạc đi
nữa, vẫn có tính thiêng liêng: không có quyền đó thần dân sẽ giống như một bầy
đàn gia súc mà người ta khinh thường mọi yêu cầu với lý do là người ta đang dắt
chúng đến những đồng cỏ tươi tốt. Khi cai trị theo phóng ý của mình, bạo chúa
phạm một tội lớn nhất. Cái gì đặc trưng hoá một bạo chúa? Lòng tốt hay sự tàn
ác? Đều không phải; hai khái niệm này không chỉ đi vào định nghĩa về bạo chúa.
Chính tầm mức chứ không phải việc sử dụng uy quyền mà ông ta tiếm dụng. Một
trong những nỗi bất hạnh lớn nhất có thể đến với một dân tộc, có lẽ đó là hai hay
ba triều đại với uy quyền, công chính, mềm mỏng, sáng suốt, nhưng độc đoán:
dân chúng sẽ được dẫn dắt bởi hạnh phúc đến chỗ quên đi hoàn toàn những đặc
quyền của họ, để buông mình vào tình trạng nô lệ tự nguyện. Tôi không biết có
bao giờ một bạo chúa và con cháu ông ta nghĩ ra được cái thứ chính trị đáng gờm
này hay không; nhưng tôi không hề nghi ngờ là nó không đem lại thành công cho
họ. Bất hạnh thay cho những thần dân mà người ta đã huỷ diệt mọi hiềm nghi về
tự do của họ, ngay cả bằng những phương cách có vẻ đáng ca tụng nhất, bởi
chúng càng tai hại hơn cho tương lai. Bởi như thế người ta sẽ rơi vào trong một
giấc ngủ êm đềm, nhưng là giấc ngủ chết, trong đó tình cảm yêu nước nguội lạnh
đi, và người ta trở thành xa lạ với sự cai trị của Nhà nước. Hãy giả sử như dân
Anh có được ba nữ hoàng Elisabeth (2) liên tiếp trị vì, và như thế dân Anh sẽ trở
thành những kẻ nô lệ thấp kém nhất của châu Âu.

Denis DIDEROT, Phản bác quyền con người của Helvétius.

1. Frédéric Đệ nhị của nước Phổ, như nhiều triết gia thời khai sáng muốn nhìn
ông ta như thế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.