Nếu vật chất là trơ lì (inerte) - tức chỉ có tính không gian hay khối thể thuần tuý-
thì người ta sẽ phải tưởng tượng rằng chuyển động đến với vật chất là từ một
nguyên nhân đầu tiên bên ngoài; là Thượng đế. Một giả thuyết càng làm rối vấn
đề hơn lên. Nhưng chỉ cần quan sát thôi cũng đủ. Vũ trụ hoàn toàn là vật chất
(lunivers est intégralement matériel). Sự chuyển động thuộc về yếu tính của nó.
sự chuyển động sinh ra, làm biến hoá, huỷ diệt các hữu thể, lấy đi của chúng, từ
mỗi khoảnh khắc, một vài những đặc tính của chúng để thay thế bằng những đặc
tính khác. "Vậy là tất cả đều được đánh dấu bởi tính tất yếu - là sự liên kết không
hề sơ sẩy và thường hằng giữa các nguyên nhân và các kết quả".
Tắt một tiếng, sự quan sát có suy nghĩ (1) sẽ thuyết phục chúng ta rằng tất cả
trong thiên nhiên đều ở trong một chuyển động liên tục; rằng chẳng có phần nào
là ngừng nghỉ; cuối cùng rằng thiên nhiên là một toàn thể đang tác động, nó sẽ
ngưng là thiên nhiên, nếu nó không tác động nữa(2), hoặc là trong thiên nhiên,
nếu không có chuyển động, thì không có gì sẽ có thể xảy ra, không có gì sẽ có thể
được bảo tồn, không có gì sẽ có thể tác động. Như thế ý tưởng về thiên nhiên tất
yếu bao hàm ý tưởng về chuyển động. Nhưng người ta sẽ vặn lại chúng ta: từ đâu
mà thiên nhiên nhận được sự chuyển động? Chúng tôi sẽ trả lời rằng từ chính nó,
bởi vì nó là cái đại toàn thể (le grand tout), mà bên ngoài nó không có gì có thể
hiện hữu. Chúng tôi sẽ nói rằng chuyển động là một cách thế hiện hữu tất yếu
xuất diễn từ yếu tính của vật chất, rằng vật chất tự thân vận động bằng chính năng
lực của nó (3) rằng những chuyển động của nó là nhờ những lực gắn liền với nó;
rằng tính tạp dị của những chuyển động và những hiện tượng phát sinh từ đó đến
từ sự đa dạng của các đặc tính, các phẩm chất, các kiểu phối hợp nguyên được
tìm thấy trong những vật chất nguyên thuỷ khác nhau mà thiên nhiên là quần thể
hội tụ.
D’HOLBACH, Hệ thống thiên nhiên.
1. "Con người sẽ còn lầm lạc nữa nếu bỏ kinh nghiệm để chạy theo những hệ
thống do trí tượng tượng thuần tuý đề ra"(Hệ thống thiên nhiên, Q.I, ch.1)
2. Như vậy chuyển động là yếu tính của nó.