những loại men mới này cuối cùng tạo ra những hợp chất độc hại cho hạnh phúc
và tính hồn nhiên.
Ngay khi mà con người bắt đầu tự đánh giá lẫn nhau, và ý tưởng về sự coi trọng
được tạo ra trong đầu óc họ, mỗi người đều kỳ vọng là mình có quyền được
hưởng sự coi trọng đó (3) và không còn có thể thiếu điều đó với bất kỳ ai mà
không bị trừng phạt. Từ đó sinh ra những nghĩa vụ đầu tiên về phép lịch sự, ngay
cả giữa những con người hoang dã; và từ đó, mọi cái lỗi cố ý trở thành một sự
xúc phạm, bởi vì với điều xấu phát sinh từ sự mạ lỵ, kẻ bị xúc phạm nhìn thấy ở
đó sự khinh thường nhân cách của anh ta, chuyện này càng khó chịu đựng hơn là
chính điều xấu ác nữa. Chính như thế mà mỗi người trừng phạt sự khinh miệt mà
người khác biểu lộ với mình một cách tương xứng với từng trường hợp, những
cuộc báo thù trở thành khủng khiếp và con người trở nên tàn bạo, khát máu. Đó
chính là mức độ mà phần lớn những dân tộc hoang dã đã đạt đến (4) mà chúng ta
biết và bởi vì thiếu sự phân biệt rành rẽ các ý tưởng và nhận thấy những dân tộc
này đã xa tình trạng tự nhiên ban đầu đến bao nhiêu mà nhiều người (5) đã vội
kết luận rằng con người tự nhiên là ác và cần phải có cảnh sát để mềm hoá họ;
trong khi mà không có sinh vật nào hiền lành cho bằng con người trong tình trạng
nguyên sơ, khi mà được thiên nhiên đặt vào những khoảng cách bằng nhau giữa
sự khờ khạo của con người thô phác và những ánh sáng độc hại của con người
văn minh, và cùng bị hạn chế như nhau bởi bản năng và bởi lý trí để tránh điều ác
xấu đe doạ mình, anh ta vẫn được níu giữ bởi lòng thương xót tự nhiên để không
làm điều ác với ai. Bởi vì, theo một công lý của bậc hiền giả Locke không có bất
công hay xúc phạm nơi nào không có tư hữu.
Jean Jacques ROUSSEAU,
Diễn từ về nguồn gốc sự bất bình đẳng giữa con người, phần II.
1. Rousseau đã đọc Montesquieu.
2. Tầm quan trọng của những so sánh, cho tất cả sự phát triển về sau.
3. Đó là sự xuất hiện của ý niệm "danh dự".
4. Những người hoang dã tốt của thế kỷ XVIII đối với Rousseau là không tốt.