TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1109

5. Trong đó có Hobbes.

VỀ KHẾ ƯỚC XÃ HỘI (Du Contrat Social)

Tác phẩm này, mà Rousseau xuất bản bằng cách tập hợp những phần khác nhau
của một bản văn rộng lớn hơn bị bỏ dở, đã đặt tác giả của nó vào hàng những tên
tuổi rất lớn của triết lý về pháp quyền. Trong tác phẩm khó đọc này, nguyên lý
chủ quyền thuộc về nhân dân (le principe de la souveraineté populaire) hay
nguyên lý ý chí chung (le principe de la volonté générale) được khẳng định mạnh
mẽ, trong tất cả tính thuần khiết của nó. Nguyên lý này sẽ gây một ảnh hưởng rất
sâu xa trên tư tưởng của những nhà cách mạng phái Jacobins, đặc biệt là đối với
Sieyès và Robespierre, những người vẫn luôn luôn tỏ bày lòng ngưỡng mộ đối
với Rousseau.

Ở đây cũng thế, giống như trong Diễn từ thứ nhì, các sự kiện bị gạt qua một bên.
Người ta lý luận trên những nguyên lý. Rouuseau, trong những nghiên cứu của
ông về pháp quyền, đã chọn lựa một phương pháp của Montesquieu, ông này lại
tự đặt mình như một quan sát viên để tìm hiểu các xã hội loài người - và, đến một
mức nào đó - để biện minh cho những định chế lịch sử của các dân tộc. Dự phóng
của Rousseau không phải là tìm kiếm lý do hiện hữu của cái đang tồn tại (la
raison d’être de ce qui est)-như quyển Vạn pháp tinh lý của Montesquieu đã làm-
mà là nói lên cái gì đáng lẽ phải là như thế (ce qui doit être). Quan điểm của ông
không phải là mô tả, cũng không giải trình mà cốt yếu có tính quy phạm
(normatif). Thay vì khảo sát pháp quyền như một sự kiện, ông tìm kiếm, nguyên
lý tối thượng hay nền tảng(le principe suprême/ le fondement)cho tính chính đáng
của nó. Vấn đề đặt ra ở đây là quyền của pháp quyền (le droit du droit). Mọi trật
tự pháp lý vì là một trật tự cưỡng chế nhờ đó một xã hội được tổ chức, vấn đề là
tìm hiểu xem sự cưỡng chế đã nhân danh quyền gì để phát huy uy lực và có
chăng một trật tự pháp lý trong đó các cá nhân vẫn tự do trong khi phục tùng
những quy tắc có tính mệnh lệnh?

Mục đích của Diễn từ thứ nhì là tố cáo một trật tự xã hội (trật tự phong kiến)
mang tính bất công. Mục đích của Khế ước xã hội, trái lại, là nghĩ ra một trật tự
xã hội trong đó tự do và công lý sẽ được thực hiện (một Cộng hoà).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.