3. Theo thánh Phao-lồ trong Thư gửi tín hữu Rôma: "Non est potestas nisi a Deo"
(Không có quyền lực nào mà không đến từ Thiên Chúa). Đây là nguyên lý nền
tảng của thuyết thần quyền.
Nền tảng khế ước của quyền (Le fondement contráctuel du droit)
Dân chúng là gì? Với câu hỏi này, Rousseau trả lời: một sự kiên kết tự do giữa
các cá nhân. Khế ước xã hội là cái quy ước tuyệt đối nguyên bản đó nó làm cho
một đám đông rời rạc thành một dân chúng hợp nhất.
Để cho con người thấy hứng thú khi liên kết nhau, thì trạng thái an lạc nguyên
thuỷ phải vĩnh viễn mất đi. Để cho sự kiên kết này không phải là sự huyễn diệu
(la mystification) của cái khế ước giả tạo do người giàu đề xuất, một sự huyễn
diệu nó tước đoạt tự do của con người, thì sự huyễn diệu đó phải mang lấy hình
thức của một sự phóng khí toàn diện và phổ quát (une aliénation totale et
universelle), được tự nguyện chấp nhận, nó tạo điều kiện bình đẳng cho tất cả.
Đối với Rousseau, tự do không tách rời khỏi bình đắng: nơi nào có một kẻ yếu và
kẻ mạnh, người nghèo và người giàu, thì chỉ có áp bức, không thể có bình đẳng.
Từ sự phóng khí tự nguyện này nảy sinh ý chí tổng quát làm nên "dân chúng" bởi
một dân chúng chỉ tồn tại do ý chí chung. Là nguyên lý chính đáng duy nhất cho
quyền lập pháp, hữu thể cộng đồng này là chủ tể tối cao-từ này nơi Rousseau
không bao giờ để chỉ một cá nhân mà luôn quy về quyền lập pháp mà thôi, bỏ qua
một bên quyền hành pháp (chính quyền).
Khế ước xã hội, cứ lý mà nói, có trước quy tắc đa số thông dụng trong những nền
dân chủ bởi nó thiết lập cơ thể chính trị. Nó đòi hỏi sự nhất trí, không ai có thể bị
cưỡng bách đi vào sự liên kết hay ở lại trong đó trái với ý mình. Hiệp ước này
không có gì là sự kiện. Đó không phải là một biến cố xảy ra vào một thời điểm
được ghi lại trong lịch sứ nhưng là một nguyên lý nó phát biểu rằng một xã hội có
thể tạo thành một dân chúng gồm những cá nhân tự do và bình đẳng theo điều
kiện nào.
Khi tôi sẽ chấp nhận những điều mà từ trước đến nay tôi đã phản bác, thì bọn bạo
chúa cũng chẳng có lợi gì hơn. Bao giờ cũng có sự khác biệt lớn giữa việc thống
trị nhiều người với việc quản lý một xã hội. Bao nhiêu người hầu hạ một người,