Thế nhưng sự thật có bao giờ dắt người ta lên địa vị. Dân chúng cũng không thể
phong chức đại sứ, cất nhắc học vị giáo sư, và cũng chẳng có quyền tăng lương
bổng.
Jean Jacques ROUSSEAU, Về khế ước xã hội, Q.II, ch.2.
* Muốn cho ý chí trở thành ý chí chung, không nhất thiết lúc nào cũng phải tuyệt
đối trăm người như một; nhưng điều cần thiết là mọi tiếng nói đều được đếm xỉa
tới. Nếu loại bỏ, dù là một cách hình thức, một số tiếng nói nào đó, thì ý chí
chung sẽ bị tan rã.
Ý chí chung bao giờ cũng thẳng thắn (La volonté générale est toujours droite)
Chương ba trong quyển II của Khế ước xã hội, tuy ngắn nhưng rất phong phú, và
thường bị hiểu sai. Rousseau không hề khẳng định rằng ý chí chung là không bao
giờ sai lầm (infaillible) và rằng tất cả những gì mà dân chúng quyết định là tốt chỉ
bởi sự kiện là họ đã quyết định. Trái lại, ông bảo rằng dân chúng có thể sai lầm.
Nhưng ngay cả ở trong trường hợp này, thì ý chí của họ - bởi vì luôn luôn là ý chí
chung-chỉ có thể muốn lợi ích chung. Chính ở điểm đó mà nó bao giờ cũng thẳng
thắn, trên nguyên tắc, bởi chính bản chất của nó.
Sự phân biệt trọng yếu là sự phân biệt được thiết lập ở đây giữa "ý chí của tất cả"
(la volonté de tous) với ý chí chung (la volonté générale). Cái này thì có thể so
sánh với tổng số đại số của những vi sai cá nhân chúng loại trừ nhau. Cái kia chỉ
là một liên minh quyền lợi đặc thù. Là tổng quát so với cá nhân và đặc thù so với
dân chúng, nó là ý chí của một trật tự, của một tầng lớp xã hội hay của một nhóm
áp lực.
Điều kiện đặt ra ở đây bởi Rousseau cho sự đúng đắn của việc luận giải tốt, làm
hiện rõ nền tảng cá nhân trong triết lý pháp quyền của ông.
Ý chí chung bao giờ cũng thẳng thắn và luôn hướng tới lợi ích chung nhưng
không phải mọi điều luận giải của dân chúng đều là đúng đắn. Ai cũng muốn
mình được tốt lành, nhưng có phải lúc nào người ta cũng nhìn thấy cái tốt lành
đâu. Người ta chẳng bao giờ cố tình làm hư hỏng dân chúng, nhưng thường