chung, không vướng một trở ngại nào, mọi việc sẽ tự nó trôi chảy, lúc đó chính trị
thôi không còn là một nghệ thuật nữa.
3. Nhà lập pháp của đô thị Sparte.
4. Nhà lập pháp thành Athènes
5. Vua thứ nhì của Cổ La Mã.
6. Vua thứ sáu của Cổ La Mã.
Luật lệ, tuyên ngôn của ý chí chung (La loi, déclaration de la volonté générale)
Tính tổng quát của luật lệ có hai mặt: vừa do nơi nguồn gốc vừa do nơi đối tượng
của nó.
Có luật lệ khi "toàn dân quy định cho toàn dân". Như vậy luật lệ không thể lưu
xuất từ ý chí của một cá nhân: điều gì một ông hoàng quyết định thì không phải là
luật. Luật cũng không thể chỉ nhắm đến một cá nhân đặc thù: người ta không thể
làm ra luật chỉ chỉ ưu ái cho một người hay để chống lại một người nào. Rouseau
phân biệt với sự chăm chút tỉ mỉ, luật lệ với sắc lệnh-sắc lệnh luôn có tính đặc thù
và tạo thành một hành vi của chính quyền.
Như thế, luật lệ là tuyên ngôn của ý chí chung về một đối tượng chung. Nó không
thể là bất công bởi vì ý chí chung thì luôn luôn ngay thẳng.
Một Cộng hoà là một Quốc gia được cai quản bằng những luật lệ, trái với chính
thể độc tài trong đó chỉ có ý chí riêng của ông hoàng làm thành luật lệ. Vậy Cộng
hoà là một Quốc gia trong đó dân chúng là người chủ. Không chỉ chế độ dân chủ
(đối với Rousseau đó chỉ là một hình thức chính quyền và chỉ để định danh quyền
hành pháp mà thôi) nhưng cả chế độ quý tộc và cả chế độ quân chủ cũng có thể là
những Cộng hoà khi mà Nghị viện hay ông hoàng cũng chỉ là những người phục
vụ cho luật lệ.
Với công ước xã hội, chúng ta làm cho cơ thể chính trị tồn tại và có một đời sống.
Ta lại phải lấy việc lập pháp để làm cho cơ thể chính trị có vận động và có ý chí;