Rousseau quan niệm nền Cộng hoà theo khuôn mẫu những chế độ dân chủ thời
cổ (Athènes, Rome) mà ông đã từng khám phá qua những lần đọc sách thời trẻ,
nghĩa là dưới hình thức dân chủ trực trị (la démocratie directe) trong đó dân
chúng tụ tập lại và ra những nghị quyết về quốc gia đại sự. Rousseau tỏ ra rất thù
địch với ý tưởng đại diện, thân thiết với người Anh, trước tiên bởi vì chính đời
sống của Quốc gia đòi hỏi sự tham dự chủ động của các công dân vào việc nước,
tiếp theo bởi vì "ý chí không thể được đại diện". Từ chương 1 của quyển II (chủ
quyền tối thượng là bất khả chuyển nhượng) Rousseau đã quyết liệt bác bỏ ý
tưởng rằng ý chí chung có thể được đại diện bởi một ý chí riêng bởi vì "nếu một ý
chí riêng hoà hợp trên vài điểm với ý chí chung là không phải không thể, song ít
nhất sự hoà hợp này là lâu bền và thường hằng thì điều đó là không thể". Các
nghị viên chỉ có thể là những uỷ viên chấp hành của dân chúng, nghĩa là những
người mang một uỷ nhiệm khẳng quyết (un mandat impératif) và thi hành ý chí
của nhân dân.
… Quốc gia càng dược tổ chức tốt, người công dân càng quan tâm đến việc
chung hơn là việc riêng của họ. Vả lại việc riêng cũng chẳng có bao lăm, vì phúc
lợi công cộng đã bảo đảm phần lớn cuộc sống của mỗi cá nhân, nên người công
dân không phải lo toan mấy tí cho cá nhân mình.
Trong một thành bang được cai trị tốt, người ta hồ hởi bay đến hội nghị toàn dân;
trái lại trong các thành bang cai trị yếu, người ta không muốn cất bước đi họp, vì
họ chẳng thích thú gì, chưa họp đã biết chắc rằng ý chí chung của nhân dân
không được ai tôn trọng. Như vậy, trong thành bang xấu, mọi người đều bị bắt
vào việc riêng để chăm lo lấy bản thân mình (1).
Luật tốt khiến cho các hội nghị toàn dân bàn nên việc tốt. Luật xấu thì hội nghị
toàn dân chỉ dẫn đến chỗ tồi tệ.
Một khi có người bàn về việc nước mà nói: "Mặc kệ nó, can gì đến tôi", thì lúc đó
có thể coi là đất nước không còn nữa.
Lòng yêu nước nguội dần, lợi ích cá nhân rộn lên, quốc gia bị dàn trải ra, các
cuộc chinh phạt, các vụ nhũng lạm của chính phủ, tất cả những cái đó khiến cho
người ta nghĩ đến việc chỉ định đại biểu thay mặt dân chúng để dự các hội nghị