Tuy nhiên cũng có lúc các hộ dân quan đại diện cho dân chúng. Muốn hiểu điều
này chỉ cần liên tưởng đến trường hợp chính phủ đại diện cho cơ quan quyền lực
tối cao.
Luật chỉ là sự công bố của ý chí toàn dân, cho nên trong quyền lực lập pháp
không ai có thể đứng ra thay mặt cho toàn dân để làm ra luật. Nhưng trong quyền
lực hành pháp thì có thể và phải có người đại diện cho dân chúng: vì quyền hành
pháp chỉ là sự ứng dụng mà thôi.
Xem thế đủ biết rằng, nếu phân tích kỹ mọi việc, ta sẽ thấy rất ít quốc gia có luật
chân chính.
Thời cổ La Mã, các hộ dân quan không có quyền hành pháp, không bao giờ được
đại diện cho dân chúng với quyền hạn của chức vụ mình.Chỉ khi nào hộ dân quan
nắm lấy một phần chức vụ của chủ tịch viện nguyên lão thì mới có thể đại diện
cho dân.
Ở Hy Lạp, việc nào dân chúng phải giải quyết thì dân chúng tự làm lấy hết. Dân
thường họp luôn trên quảng trường. Ở đâu có khí hậu dịu mát, con người không
tham lam, các nô lệ làm việc của họ; việc chính của công dân là thực hiện tự do
của mình, không có lợi thế ngang nhau làm sao nô lệ và công dân có thể hưởng
quyền ngang nhau được?
Nước nào khí hậu khắc nghiệt thì phải có nhiều nhu cầu hơn. Ở xứ lạnh mỗi năm
mất sáu tháng không dùng được quảng trường để hội họp. Tiếng nói khàn khàn
của dân xứ lạnh khó mà vang lên ở ngoài trời cho nên người ta quan tâm nhiều
đến thu nhập hơn là tự do, người ta sợ túng thiếu hơn là sợ cảnh nô lệ.
Thế nào? Chỉ có thể duy trì được tự do nhờ vào sự hầu hạ của nô lệ ư? Có lẽ thế.
Hai cái thái quá gặp nhau mà! Trên đời này cái gì mà không có trở ngại; và xã hội
dân sự là nơi có nhiều trở ngại nhất. Có những cảnh ngộ mà người ta muốn bảo
vệ tự do của mình thì phải xâm phạm tự do của người khác. Người công dân được
hoàn toàn tự do thì người nô lệ phải hoàn toàn nô lệ. Đó là cảnh huống của thành
bang Sparte. Ngày nay, ở các dân tộc hiện đại, các bạn không có nô lệ thì các bạn
phải làm nô lệ; các bạn phải đem tự do của mình bù vào cho người nô lệ mà bạn