Rousseau biên soạn và xuất bản cùng lúc quyển Émile và quyển Về khế ước xã
hội, điều này chứng tỏ - đối với ông cũng như đối với Platon xưa kia - giáo dục
và vấn đề chính trị gắn bó với nhau đến mức nào. Nền giáo dục tốt không phải là
nền giáo dục nó nuôi dạy đứa trẻ cho một điều kiện xã hội đặc thù nhưng là nền
giáo dục đào tạo nên con người tự do, và nhờ đó thích hợp cho mọi điều kiện
sống, và trở thành một công dân. Khoa sư phạm vì tự do đó (la pédagogie de la
liberté) - mà Rousseau không lẫn lộn với chuyện để mặc cho trẻ muốn làm gì thì
làm-dựa trên một tâm lý học về sự phát triển liên tiếp những khả năng theo trật tự
đã định bởi thiên nhiên.
Xác tín đạo đức, tiếng nói của thiên nhiên (La certitude morale, voix de la
nature).
Lời tuyên xưng niềm tin của linh mục xứ đạo Savoie (La Profession de foi du
vicaire savoyard) là một chương dài về siêu hình và đạo đức, nó ngắt quãng ở
quyển IV của Émile, phần trình bày khoa sư phạm của Rousseau. Quyển sách
trong quyển sách này đính kèm một cách khá giả tạo với phần còn lại của tác
phẩm, chứa đựng thuyết hữu thần đạo đức (le théisme moral) - hay tôn giáo tự
nhiên - của Rousseau: niềm tin vào sự hiện hữu của một Thượng đế toàn năng,
toàn tri, sự khẳng định tự do và sự sống sót của linh hồn để được thưởng phạt về
những hành vi thiện ác đã làm trong đời này. Những "điều khoản của niềm tin" đó
sẽ trở thành nơi Kant - một độc giả lớn của Rousseau - "những định đề của lý tính
thực tiễn". Ở đâu kiến thức trực tiếp đối nghịch với chủ nghĩa hoài nghi của
Montaigne, địch thủ tư tưởng mà Rousseau chỉ đích danh.
… Tất cả đạo đức tính (la moralité) của các hành động của chúng ta đều ở trong
một sự phán đoán mà chúng ta mang nơi chính chúng ta. Nếu quả thực điều thiện
là thiện, thì điều ấy phải như thế ở đáy lòng chúng ta cũng như trong các công
việc của chúng ta, với giá trị đầu tiên của công lý là cảm thấy người ta thực hành
nó. Nếu thiện tính trong đạo đức phù hợp với bản tính chúng ta, thì con người chỉ
có thể lành mạnh về tinh thần cũng như chỉ có thể được cấu tạo tốt đẹp về thể
chất, là khi nào con người lương thiện. Nếu thiện tính không phù hợp với bản tính
của chúng ta và nếu bản tính con người là ác, thì con người không thể thôi hung
ác mà không hư hỏng và thiện tính, ở con người, chỉ là một tật xấu phản thiên
nhiên. Nếu con người được tạo nên để làm hại đồng loại cũng như chó sói để móc