thiếu. Khoe khoang cái này của các bạn ngày nay là không dùng nô lệ cũng chẳng
ích gì; tôi thấy đó chẳng phải là nhân đạo mà là hèn nhát!
Nói như trên, không phải tôi nghĩ rằng cần có người nô lệ, hoặc tôi cho chế độ nô
lệ là thoả đáng. Tôi đâu đã từng chứng minh điều ngược lại. Ở đây tôi chỉ phân
tích vì sao các dân tộc hiện đại tưởng mình là dân tộc tự do thì có chế độ đại diện,
mà các dân tộc cổ xưa lại không cần đến người đại diện. Dù sao, khi một dân tộc
tự đặt cho mình là những người đại diện thì dân tộc ấy đã hết tự do, không còn tự
do nữa.
Xem xét kỹ các vấn đề trên, tôi thấy rằng từ nay về sau, muốn cho cơ quan quyền
lực phát huy được tác dụng thì thành bang phải thật là nhỏ bé. Nhưng nếu thành
bang quá nhỏ thì nó sẽ bị thôn tính mất thôi.
Sau đây tôi sẽ trình bày muốn kết hợp sức mạnh bề ngoài của một dân tộc lớn với
chính sách dễ dãi và trật tự hoàn hảo của một quốc gia nhỏ bé thì phải làm như
thế nào…
Jean Jacques ROUSSEAU, Về khế ước xã hội, Q.III, ch.15.
1. Tocqueville sẽ lấy lại đề tài này trong "Về chế độ dân chủ ở Mỹ".
2. Đây là đức hạnh chính trị quan trọng nhất theo Montesquieu.
3. Quý tộc và tăng lữ cao cấp.
4. Phề bình chế độ đại nghị Anh quốc, rất thường được nêu ra làm thí dụ vào thế
kỷ XVIII.
5. Gracques: Hai anh em Grachus Tibérius và Gracchus Cạus, những người kiến
nghị cải cách hiến pháp La Mã, thế kỷ II trước Công nguyên.
ÉMILE hay BÀN VỀ GIÁO DỤC
(Émile ou De l’Éducation)