TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1153

trong phần thuần tuý của vật lý.

Vấn đề được giải quyết bởi cuộc cách mạng Copernic diễn ra trong phần Cảm
năng học siêu nghiệm và Phân tích pháp siêu nghiệm. Đối tượng của tri thức có
thể được biết một cách tiên thiên/ tiên nghiệm (a priori) với tư cách là cảm tính có
những mô thức tiên thiên và rằng trí năng là nhà lập pháp của thiên nhiên
(l’entendement est le législateur de la nature). Cảm năng học siêu nghiệm
(l’Esthétique transcendantale) chứng tỏ rằng đối tượng của trực quan khả giác
xoay chung quanh cảm tính của chủ thể; Phân tích pháp siêu nghiệm
(l’Analytique transcendantale) chứng tỏ rằng các phạm trù và các nguyên lý của
trí tuệ thuần tuý là những điều kiện mô thể của tư tưởng về kinh nghiệm khả hữu
và rằng như vậy trí tuệ là nhà lập pháp tiên thiên của tự nhiên.

Như thế, hữu thể mà chúng ta có một tri thức tiên thiên không phải là hữu thể tự
thân (l’être_en_soi) nhưng là đối tượng của kinh nghiệm khả hữu, một hiện tượng
đơn thuần. Quan điểm Copernic có hệ quả chính yếu là đưa tới việc hiểu đối
tượng theo hai nghĩa, như là đối tượng của kinh nghiệm khả hữu (hiện tượng) và
như là đối tượng nơi chính nó (vật tự thân). Vì lý do nó khiến cho có một tri thức
tổng hợp tiên nghiệm khả hữu về hiện tượng, một tri thức về đối tượng như nó là
nơi chính nó, trở thành bất khả, hay là, cũng thế, cái gì đặt nền tảng cho vật lý thì
lại khiến cho siêu hình học trở thành không chính đáng. Biện chứng pháp siêu
nghiệm (la Dialectique transcendantale) trình bày một cách hệ thống những nguỵ
biện của một lý trí có tham vọng xác định hữu thể tự thân của sự vật.

Nhưng chủ thuyết phê phán của Kant không phải là một thứ hư vô chủ nghĩa đức
lý-siêu hình (un nihilisme éthico - métaphysique): Biện chứng siêu nghiệm không
nhắm đến cứu cánh là mời gọi sự gia nhập chủ nghĩa duy vật hay chủ nghĩa hoài
nghi. Trái lại, ý đồ của nó là giải phóng việc sử dụng thực hành của lý trí khỏi
những đe doạ đè nặng lên nó là giao phó những vấn đề siêu hình cho thẩm quyền
của lý trí tư biện để ngỏ cánh đồng tự do cho lý trí thực tiễn. Đối với một thứ kiến
thức tư biện được coi là phù hư (illusoire), Kant đem niềm tin thay thế: quyển
Phê phán lý tính thực tiễn sẽ cho phép tìm lại, trên một lãnh địa khác, với một nền
tảng khác, những gì mà các trường phái triết học đã luống công khi kỳ vọng đạt
tới. Bộ Phê phán lý tính thuần tuý, thực vậy, nhằm quét sạch chướng ngại trên
con đường của một nền siêu hình học thích nghi với mục đích của số mệnh chúng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.