TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1154

ta cũng như việc tạo dựng khả năng tri thức của chúng ta, cho đến lúc đó vẫn còn
chưa được nhận ra.

* Về quyển Phê phán lý tính thuần tuý, Phần dẫn luận và những câu giới thiệu,
nêu ý chính ở đầu mỗi đoạn trích thì chúng tôi vẫn biên dịch theo quyển
Philosophes et Philosophie. Còn các đoạn trích văn của Kant chúng tôi mượn bản
dịch trực tiếp từ Đức ngữ, giữ đúng nguyên văn bản dịch và những chú giải, của
dịch giả Bùi Văn Nam Sơn.

Phán đoán phân tích và phán đoán tổng hợp

Tất cả các phán đoán đều quy về chỗ gán cho một chủ ngữ nào đó một vị ngữ nào
đó; nhưng điều đó là có thể bằng hai cách: bằng phân tích hay bằng tổng hợp.
Những phán đoán như "mọi vật thể đều có quảng tính/ trương độ", "mọi vật thể
đều có sức nặng" thì khác nhau về cơ bản.

Trong mọi phán đoán, quan hệ của chủ ngữ (Subjekt) với vị ngữ (Prrdikat) được
suy tưởng (tôi chỉ xét những phán đoán khẳng định, vì việc áp dụng vào những
phán đoán phủ định sau đó cũng dễ dàng). Quan hệ này có thể có được bằng hai
cách. Hoặc vị ngữ B thuộc về chủ ngữ A như là cái gì đã được chứa đựng sẵn
trong khái niệm A (dù một cách kín đáo); hoặc B hoàn toàn nằm bên ngoài khái
niệm A, dù được nối kết với khái niệm này. Trong trường hợp trước, tôi gọi phán
đoán là phân tích; trong trường hợp sau là tổng hợp. Vậy, những phán đoán phân
tích (có tính khẳng định) là những phán đoán trong đó sự nối kết của vị ngữ với
chủ ngữ được suy tưởng bằng sự đồng nhất (Identitt); còn những phán đoán nào
trong đó sự nối kết được suy tưởng không có sự đồng nhất là những phán đoán
tổng hợp. Ta cũng có thể gọi những phán đoán phân tích là phán đoán giải thích
(Erlu-terungsurtei), những phán đoán tổng hợp là phán đoán mở rộng
(Erweiterungsurteil) bởi vì trong phán đoán trước, vị ngữ không bổ sung gì cho
khái niệm của chủ ngữ mà chỉ tách nó ra thành những khái niệm nhỏ [bộ phận]
vốn đã được suy tưởng sẵn trong chủ ngữ (dù còn hỗn độn); trái lại, trong phán
đoán sau, một vị ngữ được thêm vào cho các khái niệm của chủ ngữ vốn chưa
được suy tưởng trong chủ ngữ và dù có phân tích bao nhiêu đi nữa cũng không
thể rút ra được. Chẳng hạn khi tôi nói: "Mọi vật thể đều có quảng tính" (1) đó là
một phán đoán phân tích. Vì tôi không được phép đi ra ngoài khái niệm được nối

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.