TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1158

cách hoàn chỉnh, đồng thời cũng đầy đủ cho việc sử dụng về nó. Trở lên là những
nét sơ bộ về đặc điểm riêng có của những phán đoán tổng hợp.

KANT, Phê phán lý tính thuần tuý, Lời dẫn nhập, ấn bản B.

Giả thử chỉ cần một trong những triết gia ngày xưa biết gợi nên vấn đề này thì ắt
chỉ riêng vấn đề này thôi cũng đủ sức đề kháng lại một cách mạnh mẽ tất cả các
hệ thống của lý tính thuần tuý cho tới tận thời đại chúng ta, và đã tiết giảm được
biết bao thử nghiệm huênh hoang đã được tiến hành một cách mù quáng do chỗ
người ta không biết thực sự họ phải làm gì.

Trong mọi môn khoa học lý thuyết của lý tính (1) đều có chứa đựng những phán
đoán tổng hợp tiên nghiệm như là các nguyên tắc

Vì tính hiển nhiên cứ lý (évidence de droit) và tính phổ quát của chúng, những
phán đoán toán học được coi là có tính phân tích. Kant kiên trì tranh đấu chống
lại ảo tưởng này-một ảo tưởng có tầm vóc không thể tính toán hết được đối với tri
thức luận cũng như đối với siêu hình học. Không có một mệnh đề toán học nào có
thể được tiếp thu chỉ bởi một phân tích đơn thuần các ý niệm. Chính từ sự hiển
nhiên này mà phát sinh toàn bộ vấn đề của Phê bình Lý trí Thuần tuý.

1. Những phán đoán Toán học, nhìn chung, đều có tính tổng hợp. Câu nói này có
vẻ xa rời với các nhận xét của các nhà phân tích về lý tính con người trước nay,
thậm chí trái ngược hẳn với mọi phỏng đoán của họ, dù nó đúng đắn một cách
không thể chối cãi và rất quan trọng về hệ quả. Bởi lẽ, nếu ta đã thấy rằng các suy
luận của những nhà toán học đều tiến hành dựa theo nguyên tắc mâu thuẫn (2)
(do bản tính tự nhiên của mọi sự xác tín hiển nhiên - apodiktische Gewissheit -
đòi hỏi), người ta đã tưởng rằng các nguyên tắc [toán học] cũng có thể được nhận
thức từ nguyên tắc mâu thuẫn; đây là chỗ lầm lẫn vì một mệnh đề tổng hợp tuy có
thể được nhận ra theo nguyên tắc mâu thuẫn, nhưng chỉ có thể như thế khi có một
mệnh đề tổng hợp khác làm tiền đề để từ đó mệnh đề trên được rút ra chứ không
bao giờ tự nơi bản thân nó.

Trước hết, phải chú ý rằng: những mệnh đề toán học đích thực bao giờ cũng là
những mệnh đề tiên nghiệm chứ không phải thường nghiệm, vì chúng mang theo
tính tất yếu không thể được rút ra từ kinh nghiệm. Nhưng nếu người ta không

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.