(1762 - 1814)
Sinh năm 1762 ở Saxe, không xa Dresde, thành phần xuất thân rất khiêm tốn,
Johan Gotlieb Fichte, bắt đầu học thần học ở Iéna. Tại đó ông khám phá triết lý.
Bị từ chối khi ứng tuyển vào một chức vụ tôn giáo, ông đi làm gia sư ở Zurich
nơi đó ông gặp người phụ nữ sau này sẽ thành vợ ông. Cư ngụ ở Leipzig, ông
sống bằng nghề dạy kèm. Được yêu cầu cho những bài giảng về học thuyết của
Kant, ông nhân dịp ấy khám phá triết học của Kant vào năm 1789 với nhiệt tình
tràn ngập.
Vào thời đó, Fichte du hành đến Kưnigsberg, đến ra mắt Kant nhưng không được
đón tiếp theo như cách mà ông hằng mơ tưởng. Quyển Tiểu luận phê bình về mọi
mặc khải, tác phẩm đầu tay của ông (ra mắt khuyết danh vào năm 1792) lúc đầu
được gán cho Kant.
Fichte "bốc lửa" vì Cách mạng Pháp, viết liền hai bản văn rực lửa: Yêu cầu các
ông hoàng trả lại tự do tư tưởng (1793) và quyển Góp phần điều chỉnh phán đoán
của công chúng về cách mạng Pháp (1793 - 1794).
Việc giảng dạy của ông ở đại học Iéna - từ 1794 đến 1799 - thành công rực rỡ.
Tại đó ông xuất bản Học thuyết về khoa học, Những bài giảng về sứ mệnh của
nhà bác học (1794), Nền tảng của tự nhiên quyền (1796 - 1797) và quyển Hệ
thống đức lý (1798). Bị kết tội theo chủ nghĩa vô thần, bị xua đuổi bởi những
người không tha thứ cho ông đối với những tác phẩm của ông về tôn giáo, và nhất
là việc ông ca ngợi Cách mạng Pháp, Fichte bị buộc phải từ nhiệm. Từ đó ông sẽ
không bao giờ còn tìm lại được danh tiếng như khi dạy ở Iéna.
Sau đó Fichte dạy tư gia tại Berlin, rồi tìm được nhiệm sở ở đại học Erlangen.
Thời sự chính trị thôi thúc ông viết Tình trạng giao thương khép kín (1800), Viết
về Machiavel (1806) và Diễn từ cho nước Đức (1807 - 1808). Cuối cùng ông dạy
ở đại học Berlin, mà ông tham gia sáng lập vào năm 1809 và trở thành viện
trưởng vào năm 1811 (ông có những người cộng sự là Hegel và Schleiermacher).
Trong suốt những năm này, triết gia làm việc để trình bày cho chặt chẽ hơn Học
thuyết về khoa học, cũng như lo quảng bá và bảo vệ học thuyết của ông (Sứ mệnh