Con người có thể làm cái gì nó phải làm; và khi nó nói: tôi không thể, bởi vì hắn
ta không muốn.
Johann FICHTE, Về Cách mạng Pháp
1. Ám chỉ Cách mạng Pháp.
2. Rousseau có một Lời nói đầu nơi sách Khế ước xã hội.
3. Có lẽ ám chỉ một tác phẩm sắp ra mắt của Fichte: quyển học thuyết về khoa
học.
DẪN LUẬN ĐẦU TIÊN VÀO HỌC THUYẾT VỀ KHOA HỌC (Première
Introduction à la Doctrime de la Science)
"Hệ thống của tôi là hệ thống đầu tiên về tự do, cũng như nước Pháp giải phóng
con người khỏi những xiềng xích bên ngoài, hệ thống của tôi giải phóng con
người khỏi cái ách của những vật tự thân, khỏi ảnh hưởng bên ngoài và đặt nó
trong nguyên lý đầu tiên như một hữu thể tự trị", Fichte viết như thế vào năm
1795. tư tưởng của Fichte nằm vào điểm giao lưu giữa cuộc cách mạng tư tưởng
của Kant và cuộc cách mạng Pháp.
Kant giải phóng dứt khoát con người khỏi mọi phức dị (hétéronomie) trong lãnh
vực tư biện cũng như trong lãnh vực thực hành. Về phương diện tư biện, ông khải
lộ cho con người rằng đối vật quay quanh mình, về phương diện thực hành, ông
dũ bỏ cho con người cái ách của đối vật, của vật tự thân (chủ nghĩa giáo điều về
vật tự thân). Trong thực tiễn, ưu thế của chủ thể tự do trên đối vật đã chấm dứt
thuyết định mệnh về những hành vi của chúng ta và khẳng định ưu thế tuyệt đối
của nhiệm thể trên hiện thể (le primat absolu du devoir_être sur l’être).
Quyển Học thuyết về khoa học muốn là sự triệt để hoá và thanh lọc hoá quyển
Phê phán lí tính thuần tuý, vì lập trường phê phán trong đó chưa đủ triệt để trong
việc phản bác chủ nghĩa giáo điều: bởi vì quyển Phê phán còn giữ ý tưởng về sự
tác động tới tinh thần bởi một vật xa lạ và như vậy nó vẫn còn loay hoay trong
tình trạng nhị nguyên đối đãi (le dualisme). Quyển Học thuyết về khoa học sẽ là
chủ nghĩa duy tâm mà quyển Phê phán mang ý tưởng nhưng chưa hoàn tất, một