TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1239

học thuyết sẽ thoát khỏi những phản bác mà nó lôi kéo về mình. Tuy nhiên chủ
nghĩa duy tâm triệt để này không phải là một toan tính giản qui thế giới vào ý
thức. Như Alexis Philonenko viết, vấn đề đối với Fichte, là chỉ ra rằng một thế
giới, một pháp quyền và một đức lý là khả hữu từ một ý thức tạo nền tảng cho
yếu tính của chúng.

Xung đột giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa giáo điều (Le conflit entre
l’idéalisme et le dogmatisme)

Chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa giáo điều là những học thuyết loại trừ lẫn nhau:
chủ nghĩa duy tâm khẳng định tự do và độc lập của bản ngã; chủ nghĩa giáo điều
cho mọi cái gì hiện ra trong ý thức chúng ta đều là sản phẩm của sự tác động bởi
một vật tự thân; người theo chủ nghĩa giáo điều, nếu nhất quán với chính mình,
thì cũng phải là người theo thuyết định mệnh và là người duy vật. Bởi vì liên
quan đến nguyên lý đầu tiên, cuộc xung đột giữa hai học thuyết này bị kết án sẽ
không có thể nhận được một giải pháp tư biện.

Không có cái nào trong hai hệ thống này lại có thể trực tiếp phản bác hệ thống
trái ngược với nó; thực ra cuộc xung đột giữa chúng liên quan đến nguyên lý đầu
tiên, cái nguyên lý không thể được diễn dịch từ nguyên lý nào khác, mỗi một
trong hai hệ thống, nếu người ta thuận theo nguyên lý của riêng nó, phản bác
nguyên lý của hệ thống kia; mỗi cái phủ nhận tất cả những gì thuộc về hệ thống
đối lập, và chúng không có điểm nào chung để từ đó chúng có thể hiểu nhau và
hợp nhất với nhau. Khi chúng có vẻ hoà hợp nhau trên những từ ngữ của một
mệnh đề, ấy bởi vì mỗi người hiểu những từ ngữ đó theo một nghĩa khác nhau.

Trước tiên, chủ nghĩa duy tâm không thể phản bác chủ nghĩa giáo điều (1). Có lẽ
cái thứ nhất như người ta thấy, so với cái thứ nhì có lợi thế là có thể chỉ ra nguyên
lý của nó để giải thích kinh nghiệm, trí thông minh tự do chủ động, trong ý thức.
Chủ nghĩa giáo điều phải chấp thuận cho chủ nghĩa duy tâm sự kiện như thế: nếu
không nó sẽ khiến cho mình không thể theo đuổi cuộc tranh luận nào với đối thủ;
nhưng bằng một diễn dịch đúng được thực hiện từ chính nguyên lý của nó, nó
biến sự kiện này thành biểu kiến và ảo tưởng và phủ nhận rằng đó có thể là
nguyên lý giải thích cho một hệ thống khác, bởi vì sự kiện này không thể được
khẳng định trong chính hệ thống của nó. Theo người giáo điều, tất cả những gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.