định một quá trình liên tục từ vật chất đến tinh thần hay ngược lại - hoặc là, điều
này cũng tương đương như thế - một quá trình liên tục từ tất yếu tính đến tự do.
Bởi vì trong mức độ mà chúng ta có thể quan sát cho đến nay, hai hệ thống này
hình như, trên quan điểm tư biện, có giá trị ngang nhau, rằng chúng không có thể
cộng tồn và rằng, tuy thế, không một cái nào trong hai hệ thống lại có thể trình
bày một lập luận vững chắc chống lại cái kia, quả là một vấn đề lý thú để tìm hiểu
xem nên ưu ái cái nào trong hai hệ thống và làm thế nào mà chủ nghĩa hoài nghi
như là sự từ khước toàn diện đối với giải pháp của vấn đề lại không trở thành
tổng quát.
Johann FICHTE, Dẫn luận vào học thuyết khoa học.
1. Theo Fichte, chỉ có hai hệ thống khả hữu: "Theo hệ thống thứ nhất, những biểu
tượng đi kèm theo cảm thức về tất yếu là những sản phẩm của trí thông minh,
được tiền giả định trong sự giải thích; theo hệ thống thứ nhì, đó là những sản
phẩm của vật_tự_thân được tiền giả định".
2. Từ "chủ nghĩa định mệnh" (le fatalisme) ở đây không chỉ niềm tin vào định
mệnh, mà chỉ là sự phủ định tự do.
SCHELLING
(1775 - 1854)
Con của một mục sư, Friedrich Wilhelm Schelling sinh năm 1775 ở Wurtemberg.
Ở tuổi thiếu niên ông vào chủng viện ở Tbingen, và là bạn đồng môn với Hegel
và Hưlderlin, dầu kém họ đến 5 tuổi. Say mê triết lý nhưng thất vọng với thần
học và trải qua một cuộc khủng hoảng tôn giáo, vào cuối năm 1795, ông từ chối
việc thụ phong mục sư. Đầu tiên ông làm gia sư ở Leipzig, nơi ông viết quyển Về
bản ngã như là nguyên lý của triết học (1795) tiếp theo là các quyển Thư về chủ
nghĩa giáo điều và chủ nghĩa phê phán (1795 - 1796), Những ý tưởng cho một
triết học mới về thiên nhiên (1797) và Về tâm hồn thế giới (1798).
Được Fichte và Goethe hậu thuẫn, vào năm 1798 chàng tuổi trẻ khởi đầu sự
nghiệp đại học ở Iéna. Lúc đó chàng hội nhập vào môi trường lãng mạn, cùng