TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1242

Hegel thành lập Tạp chí phê bình triết học (1801) và liên tiếp ấn hành những tác
phẩm về triết học thiên nhiên.

Năm 1803 Schelling chấp nhận nhiệm sở ở Wrtzbourg nơi những giảng khoá của
ông thành công vang dội trước khi sự tối tăm bí hiểm của chúng làm cho thính
giả… chạy dài! Ông xuất bản Những Bài học về Phương pháp Nghiên cứu Hàn
lâm (1803) và Triết học với Tôn giáo (1804).

Năm 1807, Schelling đi Munich ở đó ông được bầu làm viện sĩ Hàn lâm viện Mỹ
thuật. Ở đó, ông viết nhiều và xuất bản: Diễn từ về tương quan giữa các nghệ
thuật tạo hình với thiên nhiên (1807), Nghiên cứu về yếu tính của tự do con người
(1809) và Những thời kỳ của thế giới (dang dở, 1811 - 1815). Sau đó ông qua dạy
đại học Erlangen, từ 1821 đến 1827, và rất thành công với các giảng khoá Nhập
môn triết học, Triết học của thần thoại thời viễn cổ và lịch sử triết học.

Năm 1827 ông được bầu làm Viện trưởng Hàn lâm viện Khoa học và Mỹ thuật
Munich và được bổ nhiệm giáo sư ở đại học mới được thành lập ở đó. Ở đó ông
chủ yếu dạy hai giáo trình: Chủ nghĩa kinh nghiệm triết học và Triết học về mặc
khải. Năm 1841, ông được mời về Berlin để đánh đổ học thuyết của Hegel.
Schelling cho các bài học về Triết lý của thần thoại và Triết lý của tôn giáo. Một
thời ông chiếm thế thượng phong so với Hegel, nhưng rồi dần dần các giảng khoá
của ông thưa thớt người nghe và ông thôi dạy năm 1845. Những phiền muộn về
sức khoẻ, những tranh giành bè phái gay gắt và đáng xấu hổ, và sự lãng quên mà
ông rơi vào, làm những năm cuối đời của ông nhuốm màu ảm đạm.

Schelling không phải là người của một quyển sách cũng không phải tác giả của
một tác phẩm mà người ta có thể đồng hoá ông vào và nhất là hệ thống của ông
đã qua nhiều đột biến khiến người ta có thể coi ông như "thần Protée của chủ
nghĩa duy tâm Đức". Ở đây chúng tôi chỉ có thể đưa ra một nhất lãm biểu (un
aperçu) về hành trình trí thức của ông.

Triết học của Schelling lúc đầu là một suy tư về chủ nghĩa phê phán của Kant,một
giảng luận về triết học của Fichte mà ông muốn bổ túc bằng một nền vật lý tư
biện* hay "triết học về thiên nhiên". Đến năm 1801 ông thôi không chịu làm một
kẻ hậu sinh của Fichte nữa và phát triển một hệ thống riêng. Tư tưởng của ông, từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.