được về hiện hữu của Thượng đế là chứng lý hữu thể học. Bởi vì nếu một
Thượng đế hiện hữu, thì chỉ có thể là vì Ngài hiện hữu. Hiện hữu và yếu tính của
Ngài sẽ tất yếu đồng nhất (Son existence et son essence seront nécessairement
identiques).
Nhưng chính vì người ta chỉ có thể cung cấp chứng lý về hữu thể của Thượng đế
từ chính hữu thể đó, mà chứng lý này - đặc trưng của chủ nghĩa giáo điều - nói
đúng ra lại không phải là một chứng lý, và rằng cái mệnh đề "Có một Thượng đế"
là cái mệnh đề ít được chứng minh nhất, nếu không muốn nói là không thể chứng
minh. Và nó cũng rất ít có cơ sở như cái nguyên lý tối thượng của chủ nghĩa phê
phán: "Tôi hiện hữu!"
Nhưng đối với một đầu óc suy tư thì cái cuộc phiếm đàm bất tận liên quan đến
những chứng lý về hiện hữu của Thượng đế lại càng không thể chịu nổi! Làm như
thể người ta có thể làm thành như thật một hữu thể (être - Sein) chỉ có thể được
quan niệm bởi chính nó, bởi nhất tính tuyệt đối của nó, theo nghĩa người ta tìm
cách làm thành như thật (rendre vraisemblable) dưới tất cả mọi phương diện khả
hữu của nó một mệnh đề - lịch sử - với những khía cạnh đa phức…
Người ta biểu thị hữu thể của Thượng đế không phải như hữu thể tuyệt đối nhưng
như một hữu thể tại thế (être-là - Dasein) nó là tuyệt đối không phải bởi chính
mình, nhưng chỉ trong mức độ mà người ta nghĩ rằng hữu thể đó là chí tôn vô
thượng, không có cái gì có thể ở bên trên nó nữa. Đó là khái niệm chủ nghiệm về
Thượng đế mà những người không có khả năng trừu tượng hoá, đã tạo ra. Tất cả
các triết gia hài lòng với một Thượng đế thường nghiệm, đã phải nghĩ gì khi họ
nhận thấy rằng Spinoza đã đặt ra như là nguyên lý đầu tiên của mọi triết học cái
mệnh đề mà chính họ đã chỉ có thể thiết lập vào cuối hệ thống của họ, với tư cách
là hậu quả của biết bao chuỗi chứng minh đầy dụng công tinh vi! Nhưng họ cũng
có cao vọng muốn chứng minh thực tại tính đích thực (la réalité-effective) của
Thượng đế (điều đó chỉ có thể được thực hiện theo cách tổng hợp) trong khi
Spinoza chỉ đơn thuần khẳng định một hữu thể tuyệt đối, mà không hề chứng
minh. Tuy nhiên cũng dễ nhận thấy rằng tiếng Đức đã đánh dấu một sự phân biệt
rõ ràng giữa "das Wirkliche" - tiếng Pháp L’effectif (cái gây hiệu ứng), là cái gì
được cho trong cảm giác, cái gì tạo ra một hiệu ứng nơi tôi và tôi có một hiệu ứng
phản hồi lên nó - với "das Daseinde" - tiếng Pháp l’être_là, cái gì ở đó nói chung,