1804 trở đi, sang một bước ngoặt mới, có tính quyết định: dưới ảnh hưởng của
những nhà thông thiên học (théosophes) như Jakob Claude de Saint-Martin và
một niềm tin tôn giáo tìm lại được, Schelling bỏ rơi thực tại thường nghiệm để
chú tâm vào những vấn đề đạo đức, siêu hình và thần học: từ nay chủ yếu ông sẽ
tra vấn về bản chất của tự do, nguồn gốc của cái ác, tính cách của Thượng đế và
nền tảng thuần lý của tôn giáo.
* Vật lý tư biện (la physique spéculative): Một nền vật lý học chỉ dùng trí tuệ để
suy tư và biện biệt, chứ không qua kinh nghiệm và thực nghiệm.
THƯ VỀ CHỦ NGHĨA GIÁO ĐIỀU VÀ CHỦ NGHĨA PHÊ PHÁN (Lettres
philosophiques sur le Dogmatisme et le Criticisme)
Chàng tuổi trẻ Schelling, khi còn là chủng sinh (séminariste) đã chứng minh rằng
chủ nghĩa phê phán và chủ nghĩa giáo điều tuyệt đối không thoả hiệp với nhau
được. Đặc biệt ông phê phán những người thầy của mình ở Tbingen đã hoài công
tái hợp chủ nghĩa phê phán với chủ nghĩa giáo điều và cung cấp những chứng lý
về hiện hữu của Thượng đế.
Chứng lý duy nhất khả hữu về hiện hữu của Thượng đế: chứng lý hữu thể học
(L’unique preuve possible de l’existence de Dieu: la preuve ontologique)
Vì sợ rơi vào trong chủ nghĩa Spinoza, người ta quên mất rằng Thượng đế là hữu
thể rút hiện hữu của mình từ chính yếu tính của mình, là hữu thể không nợ hiện
hữu của mình từ hữu thể nào khác, chỉ có thể hiện hữu bởi vì Ngài hiện hữu và
chẳng vì lý do nào khác. Nói thế có nghĩa là chẳng có chứng lý khả hữu nào về
hiện hữu của Thượng đế. Tất cả mọi chứng lý về hiện hữu của Thượng đế thì
chẳng những về cơ bản là bất tương thích mà còn hướng về một ý niệm cốt yếu là
sai, về hiện hữu của Thượng đế. Hiện hữu của cái vô điều kiện không thể được
chứng tỏ như hiện hữu của cái có điều kiện. Ngay khi người ta đi vào lãnh vực
của những chứng lý, người ta đi vào lãnh vực của cái có điều kiện, do vậy chứng
lý hữu thể học không phải là một chứng lý theo nghĩa chặt chẽ.
Có vẻ hầu như không thể quan niệm được rằng, trong việc phê phán những chứng
lý về hiện hữu của Thượng đế, người ta lại có thể, trong thời gian lâu đến thế,
không nhận ra cái chân lý đơn giản và khả niệm này, đó là chứng lý duy nhất có