Hoặc là hữu thể nguyên thuỷ đối với chúng ta là một hiện thể hoàn chỉnh một lần
cho tất cả và tồn tại một cách bất động. Đó là khái niệm hiện hành về Thượng đế
- Thượng đế của "tôn giáo tự nhiên" và của mọi hệ thống trừu tượng. nhưng
chúng ta càng cường điệu hoá cái khái niệm đó về Thượng đế thì Thượng đế càng
mất đi hoạt lực đối với chúng ta, và càng ít được hiểu như là một hữu thể có hiệu
năng, có ngôi vị theo nghĩa đen và sống động như chúng ta. Nếu chúng ta ao ước
một Thượng đế mà chúng ta có thể coi như một hữu thể hoàn toàn sống động, có
ngôi vị, chính lúc đó chúng ta cũng phải nhận định về Thượng đế theo cách hoàn
toàn con người, chấp nhận rằng đời sống của Ngài rất giống với đời sống con
người và nơi Thượng đế có - bên cạnh một hữu thể vĩnh hằng- một sinh thành
vĩnh hằng, nói tắt một tiếng, Ngài có mọi thứ chung với con người, ngoại trừ sự
lệ thuộc (một công thức của Hippocrate).
Tiền giả định điều ấy rồi, giờ đây tôi muốn trình bày với quí vị trong một ngôn
ngữ rất con người cái gì đã là như thế cho đến hiện nay, nhờ vào những thành ngữ
khoa học hơn.
Thượng đế là một hữu thể có thực, nhưng không có gì trước hay ngoài chính
mình. Tất cả những gì Ngài hiện hữu, Ngài hiện hữu bởi chính mình; Ngài khởi
đi từ chính mình để cuối cùng, chấm dứt thuần tuý nơi chính mình. Tắt một lời:
Thượng đế tự tạo, và chuyện Ngài tự tạo càng chắc chắn, thì cũng càng chắc
chắn. Ngài không là cái gì hoàn tất từ khởi đầu; bởi trong trường hợp này Ngài sẽ
chẳng có nhu cầu tự tạo. Như vậy cái trạng thái nguyên thuỷ trong đó có hữu thể
nguyên thuỷ chỉ đơn thuần ở trong chính mình, không có gì ở ngoài mình, là
trạng thái nào vậy?
Mọi hữu thể sống động bắt đầu bằng sự thiếu vắng ý thức, bởi một trạng thái
trong đó tất cả còn dồn đống chưa phân biệt, sau đó sẽ tiến hoá theo những hướng
đặc thù. Đời sống thiêng liêng cũng bắt đầu như thế…
Đây là lời giải thích cho sự đáng ngạc nhiên đó:
Nơi chúng ta có hai nguyên lý, một nguyên lý không ý thức, tối tăm, và một
nguyên lý ý thức. Diễn tiến của quá trình tự tạo của chúng ta - mà chúng ta tìm
cách tự tạo về phương diện tri thức hay đạo đức, bởi đời sống và vì đời sống - quá