ta không có một biểu tượng như thế, điều đó chỉ có thể muốn nói là người ta
không công nhận khái niệm được đề xuất trong một bất kỳ nào của những biểu
tượng này, và rằng người ta không biết nó như một thí dụ của chính khái niệm
kia. Thí dụ gần gũi nhất là sinh thành. Mỗi người có một biểu tượng về sinh thành
và cũng sẵn sàng đồng ý rằng đó là một biểu tượng một (une représentation une);
rồi, nếu người ta phân tích nó, người ta tìm thấy được chứa đựng trong đó sự quy
định của hữu thể, nhưng cũng có cả Tha thể tuyệt đối của nó (son Autre absolu) -
tức hư vô (6); rồi thì, hai quy định này, không cách biệt nhau, nằm trong biểu
tượng một này; theo cách mà sinh thành, như thế là sự hợp nhất của hữu thể và hư
vô. Một thí dụ khác, cũng gần gũi, đó là sự khởi đầu; sự vật, trong lúc khởi đầu,
thì chưa có, tuy nhiên nó không phải chỉ là hư vô, mà trong chỗ không đã có hữu
thể của nó.
Friedrich HEGEL, Bách khoa thư các khoa học triết học, I,
Khoa học Lôgích: Lý thuyết về hữu thể.
1. Chính vì nó thuần túy, nghĩa là không có tính quy định nào.
2. Tham chiếu: Tự do như là quá trình hư vô hoá (la liberté comme néantisation)
nơi Sartre, lặp lại tính phủ định của Hegel.
3. Như là tự phủ định. Phủ định của phủ định là khẳng định.
4. Nó đồng nhất với hữu thể, với tính cách là hư vô thuần túy, hư vô bất định,
cũng như hữu thể thuần túy là hữu thể bất định.
5. Sự phân biệt, rất cốt yếu nơi Hegel, giữa khái niệm và biểu tượng, nhất là biểu
tượng khả giác.
6. Bởi vì sinh thành là thôi không còn là cái mà ta đã là và còn chưa là cái mà ta
sẽ là. Chủ đề sinh thành như là sự dung hợp của hữu thể vàvô thể là một chủ đề
trong triết học Platon.
TRIẾT HỌC THIÊN NHIÊN