TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1269

Tiếp theo phần Lôgích học trong thứ tự của hệ thống, triết học thiên nhiên muốn
lãnh hội trong thiên nhiên, tính tất yếu của khái niệm bằng cách diễn dịch những
tính quy định phổ quát của thiên nhiên: không gian, thời gian, nơi chốn, chuyển
động, vật chất trơ lì và những đặc tính chính của nó, sự sống v.v… Tuy nhiên sự
diễn dịch này không thể hoàn toàn vì ngẫu tính (hay tính bất tất - la contingence)
ngự trị khắp nơi trong thiên nhiên, nó không đạt đến chỗ hiển thị khái niệm một
cách phù hợp.

Hegel nhìn nhận rằng ở đây triết học vấp vào một giới hạn, đó là sự bất lực của
chính đối tượng không thể trở thành thuần lý trọn vẹn. Thường bị phê phán và bị
coi như phần dễ bị bài bác nhất của hệ thống, triết học Hegel về thiên nhiên -
không loại trừ mà trái lại còn tiền giả định và coi vật lý thường nghiệm là điều
kiện cần - diễn tả nhu cầu về tính thuần lý mà chỉ có việc hủy bỏ hoàn toàn ngẫu
tính trong những hiện tượng thiên nhiên mới có thể đáp ứng được.

Từ Ý niệm đến thiên nhiên: Lý tính bị phóng thể (De l’Idée à la nature: la Raison
aliénée)

Là sự thực hiện đầu tiên và bất toàn của Lý tính - vốn chỉ thực sự hoàn tất trong
lịch sử phổ quát - thiên nhiên là Ý niệm hiện hữu tự quy (existant pour soi), nghĩa
là Ý niệm dưới hình thức những tại thể đặc thù (những thể vật lý hay hữu cơ).
Bởi vì Ý niệm đắm chìm trong sự phi lý của tính ngoại tại (la déraison de
l’extériorité) đó là không gian nên nhịp biện chứng của tính đặc thù và sự khác
biệt (hiện hữu tự quy) mang hình thức của một phức tính của những hiện hữu
trung lập (bên ngoài đối với nhau). Như vậy thiên nhiên là Ý niệm dưới hình thức
tha tính (l’Idée sous la forme de l’altérité), là Ý niệm phóng thể vào trong vật
chất. Vật chất, đối với chủ nghĩa duy tâm tuyệt đối, không phải là vô thể tuyệt đối
mà là vô thể tương đối: nó là âm bản của Ý niệm, là tha thể của tinh thần (hay của
Lý tính) - mà chỉ tinh thần mới thực sự hiện hữu.

Thiên nhiên, theo hiện hữu được quy định bởi đó nó chính là thiên nhiên, không
nên được thần linh hoá, và mặt trời, mặt trăng, động vật, cây cỏ v.v…không nên
được coi và kể ra, một cách ưu ái so với những hành vi và biến cố của con người,
như là những công trình của Thượng đế. Thiên nhiên là thiêng liêng, tự thân,
trong Ý niệm, nhưng như nó đang là, thì hữu thể của nó không tương ứng với ý

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.