niệm về nó; và đúng hơn, nó đang là sự mâu thuẫn không được giải quyết (1).
Tính cách riêng của nó là hữu thể_được_kiến_lập (l’être-posé), là âm bản (le
négatif) (2) theo cách mà Người xưa đã lãnh hội vật chất nói chung như là
non_ens (3). Như thế, thiên nhiên cũng từng được diễn tả như là sự sa đoạ (la
chute) của Ý niệm từ nó và ngoài nó, xét vì Ý niệm, với tư cách là cái hình thể
của tính ngoại tại thì đang ở trong tình trạng bất tương thích với chính nó (4).
Đỉnh cao mà thiên nhiên đạt tới trong tại thể của nó, là sự sống (5), nhưng sự
sống này, với tư cách là Ý niệm tự nhiên đơn thuần, bị bỏ rơi cho sự phi lý của
tính ngoại tại và hoạt tính cá thể, vào mỗi thời đoạn trong hiện hữu của nó, được
nắm bắt trong sự bao hàm với một tính đặc thù khác với nó (6), trong khi mà, trái
lại, trong mọi sự ngoại tại hoá tinh thần (extériorisation spirituelle) đều hàm chứa
thời đoạn của một tương quan tự do phổ quát với chính nó (7). Cũng lại là một
ngộ nhận khi người ta coi nhẹ những gì thuộc về tinh thần nói chung hơn là
những sự vật trong thiên nhiên, khi người ta đặt những tác phẩm nghệ thuật của
con người sau những sự vật trong thiên nhiên, viện lẽ rằng những tác phẩm của
con người buộc phải vay mượn nguyên liệu từ bên ngoài và chúng không sống
thực (8). Làm như thể mô thức tinh thần không chứa đựng một sức sống cao hơn
và không còn xứng với tinh thần hơn là mô thức tự nhiên, làm như là mô thể nói
chung không cao hơn chất thể và làm như thể trong tất cả những gì thuộc về đức
lý, cái gì mà người ta có thể gọi là vật chất lại không còn thuộc về tinh thần, làm
như thể, trong thiên nhiên, cái sống động lại không còn mượm vật liệu ở bên
ngoài nó nữa. Thiên nhiên, như người ta vẫn còn chỉ ra để bênh nó, vẫn trung
thành với những định luật vĩnh cửu,dầu có trải qua bao ngẫu nhĩ của tồn tại;
nhưng, tuy nhiên, đó cũng là trường hợp của vương quốc ý thức tự thân! - điều
này đã được nhìn nhận trong niềm tin có một Đấng quan phòng điều hướng
những biến cố của nhân loại (9); hay là, những quy định của Quan phòng, trong
lãnh vực những biến cố con người sẽ chỉ là bất tất và không có lý tính (10)?
Nhưng nếu ngẫu tính tinh thần, sự tư do, tiến đến điều Ac, ngay cả điều đó cũng
còn là một cái gì cao hơn nhiều so với sự vận hành của các tinh tú, vốn phù hợp
với những định luật, hay là sự vô tội của cây cối, bởi vì cái đi lạc như thế vẫn còn
là tinh thần.
Friedrich HEGEL, Bách khoa thư các khoa triết học, II,
Triết học thiên nhiên, §248.