giải phóng khỏi trọng lực, - trong cảm giác, nó có cảm thức về mình - trong giọng
nói, nó tự nghe; trong tiến trình của chủng loại (2), chủng loại tồn tại nhưng cũng
chỉ như một hữu thể đặc thù. Vậy mà, bởi vì sự tồn tại tính phổ quát của Ý niệm
luôn luôn vẫn còn bất tương thích, Ý niệm phải phá vỡ cái vòng này và mang về
không khí để thở bằng cách bẻ gãy cái hữu thể bất tương thích này (3)…
Đó là tiến trình từ hữu thể tự nhiên đến tinh thần, trong sinh thể, thiên nhiên đã tự
hoàn tất và hoà giải với chính mình khi tự biến đổi thành cái gì cao hơn. Như thế
tinh thần đã chào đời từ thiên nhiên. Mục đích mà thiên nhiên muốn nhắm tới là
tự chọn cho mình cái chết và bẻ gãy cái vỏ của cái tức thời, cái khả giác, tự hủy
diệt bằng ngọn lửa sáng ngời như con phượng hoàng để rồi phục sinh từ đống tro
tàn, cường kiện, trẻ trung, từ tính ngoại tại kia, với tính cách là tinh thần. Thiên
nhiên đã trở thành Tha thể đối với chính nó, để tự nhận ra như là Ý niệm và để tự
hoà giải với chính mình (4). Nhưng đó là đơn phương khi chỉ làm cho tinh thần đi
đến như thế, chỉ như sinh thành từ tự thân về hướng hữu thể_tự_quy. Thiên nhiên
hẳn là cái tức thời; - nhưng nó cũng là Tha thể đối với tinh thần, một cái gì tương
đối; và, do đó, với tư cách là âm bản (5) nó chỉ là một cái gì được kiến lập. Đó là
sức mạnh của tinh thần tự do, nó hủy bỏ tính phủ định này. Nhưng tự do vô hạn
của tinh thần trả lại tự do của nó cho thiên nhiên và biểu thị tác động của Ý niệm
đối với cái này như là một sự tất yếu nội tại nơi nó, cũng giống như một người tự
do thì chắc chắn về thế giới, chắc chắn rằng hành động của mình là hoạt động của
thế giới này (6). Như thế, tinh thần, trước tiên, đến từ cái tức thời nhưng sau đó,
tự lãnh hội một cách trừu tượng, muốn tự giải phóng nó khi khởi thảo thiên nhiên
từ chính nó; tác động này của tinh thần là triết học.
Friedrich HEGEL, Bách khoa thư các khoa học triết học, II,
Triết học thiên nhiên, §376.
1. Tồn tại của nó chỉ là một tồn tại phi trung gian.
2. Việc lưu truyền nòi giống.
3. Như vậy cái chết là tất yếu và được biện minh.
4. Cái chết giải quyết mâu thuẫn hữu thể học của thiên nhiên.