TRIẾT HỌC TÂY PHƯƠNG TỪ KHỞI THỦY ĐẾN ĐƯƠNG ĐẠI - Trang 1271

1. Mâu thuẫn giữa ý niệm về nó (Ý niệm thiêng liêng, với cách thức hiện hữu của
nó (tính ngoại tại khả giác)).

2. Ý niệm tự phủ định và tự phóng thể như là thiên nhiên.

3. Tức là Vô thể. Xem Platon (Timée) và Plotin (Ennéade, II, 4).

4. Tự thân Ý niệm là khái niệm, nghĩa là chủ thể và tính nội tại.

5. Sự sống có đặc tính là tổ chức, thực hiện phi trung gian của khái niệm, cái phổ
quát tự trung gian hoá với chính nó.

6. Mỗi sinh thể có tương quan với các sinh thể khác và với một môi trường.

7. Nghĩa là chính khái niệm.

8. Xem Mỹ học (của Hegel).

9. Lịch sử có hướng tiến và có ý nghĩa Triết lý lịch sử của Hegel là một thứ Thần
tính luận (Théodicée).

10. Đó là "chủ nghĩa vô thần của thế giới đức lý" mà Hegel bác bỏ.

Sự giải phóng tinh thần cho thiên nhiên (la libération spirituelle de la nature)

Hữu thể của thiên nhiên được tạo thành bởi sự mâu thuẫn giữa bản tính của Ý
niệm tự thân nó vốn là khái niệm, chủ thể tính, nội tại tính, và tồn tại thường
nghiệm của nó trong không gian dưới hình thức của vật chất nó là âm bản của
tinh thần. Nhưng tinh thần hủy bỏ phủ định tính đó nơi chính nó và như thế, tự tái
lập, một cách biện chứng, trong sự bình đẳng với chính nó và lấy lại tự do. Đó là
ý nghĩa triết lý của cái chết như sự giải phóng tinh thần, ý nghĩa đã được hiểu từ
Thượng cổ bởi, tôn giáo Orphée, mà Platon được khơi nguồn cảm hứng trong đối
thoại Phédon.

Sinh thể chắc hẳn là cách thức hiện hữu cao nhất của khái niệm trong thiên nhiên;
nhưng ở đây cũng thế, khái niệm chỉ là tự thân (1) bởi vì Ý niệm chỉ tồn tại trong
thiên nhiên như là một hữu thể đặc thù. Trong sự thay đổi nơi chốn, con thú được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.